Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

10,5% việc làm mới được tạo ra khi AEC hình thành

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

10,5% việc làm mới được tạo ra khi AEC hình thành

Thuỳ Dung

10,5% việc làm mới được tạo ra khi AEC hình thành
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu tại buổi công bố báo cáo của ILO – Ảnh: Thùy Dung

(TBKTSG Online) – Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng tưởng GPD của Việt Nam thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%. Nhưng điều này chỉ có thể đạt được nếu có những chính sách tốt và thực thi quyết liệt.

Đây là một kết quả nghiên cứu trong báo cáo mới nhất có tên “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện và được công bố tại Hà Nội ngày 4-9.

“Báo cáo mới cho thấy Việt Nam sẽ là một trong một số nước được hưởng lợi nhiều hơn từ việc hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng so với các nước khác do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Hàng hóa của Việt Nam sản xuất như nông nghiệp, da giày, dệt may chủ yếu dành cho xuất khẩu.” ông Yoshiteru Uramoto, Giám đốc ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết.

Báo cáo này cũng đưa ra dự báo về tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, dệt may và chế biến thực phẩm.

“Với quyết tâm và nỗ lực, năng suất lao động của Việt Nam có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2025 so với mức năm 2010” – ông Yoshiteru Uramoto nhận định.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2010-2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình sẽ tăng nhanh nhất, ở mức 28%, và sẽ có thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sốngcho hàng triệu người.

Tuy nhiên, những người tìm việc mà thiếu những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sẽ không thể nắm bắt được những cơ hội mới ấy.

Cũng theo nghiên cứu, hai phần ba số việc làm mới này rất có thể là những công việc chất lượng thấp, “dễ bị tổn thương”, như các lao động tự làm hoặc lao động hộ gia đình.

Hiện nay, bất chấp sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước, gần một nửa số lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực có năng suất lao động, thu nhập và điều kiện lao động còn thấp so với một vài nền kinh tế ASEAN khác.

“Trừ phi có được sự quản lý quyết liệt, tiến trình này có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng và làm trầm trọng thêm những khiếm khuyết của thị trường lao động – ví dụ như việc làm dễ bị tổn thương, việc làm phi chính thức và lao động nghèo,” ông Uramoto cho biết.

Ông Phú Huỳnh – chuyên gia kinh tế lao động thuộc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho hay trước mắt các nước ASEAN mới chỉ cho phép lao động thuộc 8 ngành (kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch) được quyền di chuyển tìm việc làm, sau khi AEC hình thành. Ước tính ban đầu, nhóm này chỉ chiếm 1% tổng số việc làm. Do đó, số lao động có tay nghề cao và tận dụng cơ hội này để sang làm việc ở nước khác sẽ không nhiều.

“Tuy nhiên, Ban Thư ký Hiệp hội ASEAN đang trao đổi với các nước thành viên để mở rộng sang các nghề có kỹ năng nghề trung bình. Về lâu dài, lao động Việt Nam và các nước ASEAN sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu lao động có kỹ năng trung bình có thể lưu chuyển tự do trong khu vực. Đây cũng là khuyến nghị của ILO khi khuyến cao Việt Nam nên đầu tư phát triển việc làm trung bình” – ông Phú Huỳnh nhận định.

Đọc thêm:

Bộ LĐ-TB và XH: VN thuộc nhóm có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới!

Lương tối thiểu và năng suất lao động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới