Thứ Ba, 3/10/2023, 01:46
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


2017: 63% người dân Hà Nội đi chợ trực tuyến

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

2017: 63% người dân Hà Nội đi chợ trực tuyến

Chí Thịnh

2017: 63% người dân Hà Nội đi chợ trực tuyến
Tham quan gian hàng giới thiệu giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội. Ảnh: Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp

(TBKTSG Online) – 63% người dân mua sắm trực tuyến là một trong số các mục tiêu phát triển thương mại điện tử do thành phố Hà Nội đề ra trong năm nay.

Đầu tháng này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 59/KH-UBND về việc triển khai phát triển thương mại điện tử (TMĐT) năm 2017 trên địa bàn thành phố. Sở Công Thương sẽ là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo TMĐT, phối hợp cùng các sở ngành triển khai kế hoạch này.

Theo kế hoạch này, doanh thu bán lẻ trực tuyến sẽ chiếm 7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố trong năm 2017, tăng 1% so với năm 2016; đồng thời đạt vị trí thứ hai trở lên trong các tỉnh thành về chỉ số thương mại điện tử (EBI) hàng năm.

Để hiện thực hóa kế hoạch, Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong TMĐT, đưa mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người dân, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp triển khai các loại hình TMĐT như B2B (Business-to-Business), B2C (Business-to-Consumer), B2G (Business-to-Goverment) trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu…

Hà Nội cũng sẽ triển khai nhiều biện pháp nhằm đạt được tỷ lệ người dân tham gia mua sắm trực tuyến 63% trên số người sử dụng Internet (tăng 3% so với năm 2016); phấn đấu có 80% siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng trong năm nay; 60% doanh nghiệp đầu tư, xây dựng trang thông tin điện tử, cập nhật thông tin, sản phẩm…

Hiện tại, Hà Nội đã có website “bản đồ mua sắm” tại địa chỉ http://bandomuasam.hanoi.gov.vn để cung cấp giải pháp tìm kiếm các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực, du lịch, giải trí… cho du khách, người dân. Giải pháp này sắp tới sẽ được cải thiện để hệ thống vận hành một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ ứng dụng giải pháp QR code (Quick Response code) để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; in ấn mã QR trên các loại tem chống hàng giả, tem xác thực hoặc các loại tem tương tự nhằm chống gian lận thương mại.

Mời đọc thêm

VOBF 2017: Hướng tới người tiêu dùng “siêu kết nối”

Ngành bán lẻ: Khi online song hành cùng offline

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới