Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

3-5 năm nữa, may gia công khó tồn tại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

3-5 năm nữa, may gia công khó tồn tại

T.Thu

3-5 năm nữa, may gia công khó tồn tại
Khách hàng tại Hội chợ thời trang quốc tế Việt Nam 2011 (VIFF 2011) tại Trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Tân Bình (TPHCM). Ảnh: Thu Nguyệt

(TBKTSG Online) – Với mức lương trong ngành may mặc dự kiến có thể lên đến 500 đô la Mỹ/tháng trong 3-5 năm tới, doanh nghiệp may mặc chuyên gia công đơn thuần sẽ khó tồn tại với mức lợi nhuận thấp, theo ông Lê Quốc Ân, Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas).

Phát biểu tại hội thảo trong khuôn khổ Hội chợ thời trang quốc tế Việt Nam 2011 tại TPHCM hôm 31-10, ông Lê Quốc Ân, cho biết hiện giá lao động tại Việt Nam đang trên đà tăng và có thể sẽ lên đến 500 đô la Mỹ/tháng (tính cả những khoản thưởng tết, bảo hiểm xã hội,…) tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội trong 3-5 năm tới.

Hiện mức lương có thể giữ được người lao động ở TPHCM là 6 triệu đồng/tháng (khoảng 300 đô la Mỹ, tính cả thưởng tết, chi phí bảo hiểm,…) và ở những tỉnh thành khác là khoảng 200 đô la Mỹ/tháng.

Ông Ân cho rằng, với chi phí lao động này thì trong 3-5 năm tới, các doanh chỉ làm gia công đơn thuần sẽ không tồn tại nổi. Hiện có trên 60% doanh nghiệp may Việt Nam đang gia công đơn thuần.

Do đó, ông cho rằng các chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ làm sao có thể tồn tại được trong 3-5 năm nữa khi giá lao động tiếp tục đà tăng cao. “Chỉ còn cách đi vào FOB (chủ động nguồn nguyên liệu, phát triển sản phẩm dựa trên mẫu của khách hàng, và sản xuất) và ODM (chủ động đầu vào, thiết kế, sản xuất). Trong tương lai phải tìm những khách hàng mới ở lại lâu dài với chúng ta và phù hợp với xu thế thị trường”, ông Ân nói.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas, cho biết khó biết được cụ thể lượng doanh nghiệp thực hiện các đơn hàng may mặc theo hình thức FOB. Tuy nhiên, theo bà hiện cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển sang hình thức FOB, nhưng việc chuyển đổi này còn chậm và không như mong đợi.

Hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam, với hơn 2 triệu lao động tham gia ngành này.

Trong 10 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc đạt 11,7 tỉ đô la Mỹ và hứa hẹn đạt 13-13,5 tỉ đô la Mỹ trong cả năm 2011.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới