Thứ bảy, 23/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Hà Nội không yêu cầu công nhân khu công nghiệp phải ‘3 tại chỗ’ nữa

Vân Ly

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Do tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đã tạm thời được kiểm soát (mỗi ngày gần đây chỉ có vài ca nhiễm bệnh), nên chính quyền thành phố đã ban hành quy định không yêu cầu công nhân viên tại các nhà máy tại các khu công nghiệp và khu chế xuất phải ở lại nhà máy với phương án "3 tại chỗ" (ăn, ở và làm việc) tại nhà máy nữa.

Công nhân đang làm việc tại một nhà máy. Ảnh: DNCC

Vào ngày 28-9, Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã có phương án sản xuất an toàn trong tình hình mới gửi các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và chế xuất. Theo đó, có quy định nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch trong trạng thái "bình thường mới" và bỏ áp dụng phương án "3 tại chỗ".

Đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, chỉ cần thành lập tổ xét nghiệm tự nguyện tại doanh nghiệp. Phối hợp với các đơn vị đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho người lao động định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các doanh nghiệp chưa có bộ phận y tế có thể phân công cán bộ làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định 39/2016 của Chính phủ.

Quản lý chặt chẽ người lao động làm việc tại doanh nghiệp, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát hành trình di chuyển của người lao động, báo cáo tăng, giảm lao động đến Ban quản lý, UBND các quận, huyện nơi hoạt động.

Đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và các phương án ứng phó khi có các trường hợp ho, sốt, khó thở, F1, F2, ca mắc bệnh phù hợp tình hình hoạt động sản xuất an toàn và tổ chức diễn tập tại doanh nghiệp.

Đối với người lao động tại các khu công nghiệp mà đang cư trú tại các tỉnh thành phố khác phải tổ chức đưa đón tập trung. Khuyến khích lao động ngoại tỉnh ở lại tạm thời Hà Nội, hạn chế tối đa việc di chuyển giữa các tỉnh.

Đối với lao động lưu trú trên địa bàn Hà Nội, đối với các vùng có nguy cơ cao (vùng đỏ theo quy định trước đây) phải tạm dừng sử dụng lao động hoặc phải thực hiện "3 tại chỗ" nếu có nhu cầu sử dụng.

Trường hợp nơi lưu trú của lao động có ca F0 hoặc bản thân có lịch sử tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh thì tuyệt đối không đến doanh nghiệp. Trường hợp cố tình vi phạm làm lây lan dịch vào doanh nghiệp thì người lao động chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới