Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

ABAC: Tự do hóa thương mại giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

ABAC: Tự do hóa thương mại giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hoàng Phi

ABAC: Tự do hóa thương mại giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
ABAC hậu thuẩn tự do hóa. Ảnh: Hoàng Phi

(TBKTSG Online) – Kỳ họp thứ ba của của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) vừa kết thúc, với thông điệp ủng hộ tự do hóa thương mại, một cách để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lớn mạnh.

>>> ABAC muốn phá bỏ chủ nghĩa bảo hộ.

>>> Việt Nam ủng hộ APEC đi đầu trong tự do hóa thương mại.

Theo ông Tony Nowell, Chủ tịch Công ty Scion từ New Zealand, tự do hóa thương mại làm cho các doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, vì thế đó là một cách để bảo vệ cho các DNNVV, vốn rất dễ bị tổn thương trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế.

“Chủ nghĩa bảo hộ là đi ngược lại với tự do hóa, và chúng tôi nhận thấy điều đó rất nguy hiểm cho các DNNVV. Vì thế, tôi xin khẳng định quan điểm và lập trường của APEC là chống lại chủ nghĩa bảo hộ, và hậu thuẫn mạnh mẽ cho tự do hóa thương mại”, ông Nowell nói trong cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 19-7 tại TPHCM.

Theo ông Nowell, trong một chuỗi cung ứng, quan hệ giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn là quan hệ cộng sinh. Chẳng hạn, một khảo sát mới đây của tập đoàn Procter & Gamble cho thấy một kết quả rất đáng ngạc nhiên khi số lượng các nhà cung ứng của hãng này nhiều hơn số lượng các khách hàng của mình.

Procter & Gamble, theo ông Nowell, hiện có khoảng 126.000 nhà cung ứng trên toàn thế giới, và hầu hết trong số đó là các DNNVV. Khi Procter & Gamble ăn nên làm ra, cũng là lúc các DNNVV phát triển tốt, theo ông.

“Với các DNNVV, để có thể phát triển được, cần phải giúp cho họ nâng mình theo tiêu chuẩn quốc tế, để từ đó có thể bước ra các thị trường lớn trong khu vực”, ông Juan F. Raffo, Chủ tịch danh dự Tập đoàn Raffo ở New Zealand, nói thêm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Chính phủ Việt Nam có thể mở cửa mạnh mẽ hơn nữa, và chọn ra một số ngành để đẩy mạnh tự do hóa. Đồng thời, để thu hút thêm giới đầu tư nước ngoài vào, nhà nước cũng cần phải lưu ý hơn trong việc tạo điều kiện thuận lợi hơn trong các thủ tục cấp phép, cùng các chính sách đơn giản hơn, minh bạch hơn và nhanh chóng hơn.

Theo các chuyên gia, khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ nay đến năm 2020 cần đến số vốn 8.000 tỉ đô la Mỹ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Với số vốn lớn như vậy, các chính phủ khó mà lo liệu, vì thế cần đến cơ chế hợp tác công ty (PPP).

PPP cũng là chủ đề của một cuộc họp của các nhà đầu tư nước ngoài với lãnh đạo Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 20-7 tại Hà Nội, với mục tiêu tháo dỡ những rào cản.

Theo ông Anthony Nightingale, Giám đốc Công ty Jardine Matheson Holdings, thành viên ABAC Hồng Kông, ba nhân tố trong một dự án PPP cần lưu ý đó là thiết lập biểu thuế và phí hợp lý, giải phóng mặt bằng và nguồn tài chính.

Đặc biệt, trong các dự án đường sá, các nhà đầu tư tư nhân không thể thực hiện việc giải phóng mặt bằng khối lượng lớn, liên quan đến sở hữu của nhiều người, mà chính phủ phải vào cuộc. Đồng thời, vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư đó là thời gian hoàn vốn.

Đây chính là những rào cản cần phải được chính phủ tháo gỡ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới