Thứ Ba, 21/03/2023, 15:30
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


ADB: Châu Á cần hạn chế dòng tiền vào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

ADB: Châu Á cần hạn chế dòng tiền vào

Thu Hằng

Theo ADB, các nước châu Á cần hạn chế dòng tiền vào vì chúng gây ra rủi ro đáng kể. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết các nước châu Á có thể có lợi từ việc hạn chế dòng vốn vào gây rủi ro cho nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Phó chủ tịch ADB, B.N. Lohani, cho biết: “Các dòng vốn không ổn định gây ra rủi ro đáng kể, ảnh hưởng đến quản lý kinh tế vĩ mô và tính ổn định tài chính tổng thể. Các cơ quan chức năng cần xem xét danh sách đầy đủ các biện pháp chính sách sẵn có trong bộ công cụ của mình”.

Khuyến nghị trên đưa ra sau khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lên tiếng ủng hộ các loại thuế đối với dòng vốn vào nhằm cản trở sự tăng giá quá mức của một số loại tiền tệ Mỹ Latin vào tháng trước. Một cơ quan của Liên hiệp quốc trong tháng này cũng đưa ra khuyến nghị tương tự, cho biết Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Indonesia và Hàn Quốc là những nước có nhiều nguy cơ từ sự biến động của dòng vốn ngắn hạn.

Nhu cầu đối với tài sản có suất sinh lời cao tại châu Á đã giúp rupiah của Indonesia và won của Hàn Quốc tăng hơn 25% kể từ đầu tháng 12-2008, tháng mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống gần bằng 0.

ADB cho biết dòng vốn ròng của tư nhân cho các nền kinh tế đang phát triển của châu Á dự kiến sẽ là 272,4 tỉ đô la Mỹ trong năm nay, so với 282, 9 tỉ đô la Mỹ của năm 2009. Số tiền đổ vào khu vực có thể tăng lên mạnh mẽ khi các ngân hàng trung ương từ Ấn Độ đến Malaysia bắt đầu tăng chi phí vay mượn để chống lại lạm phát, mở rộng chênh lệch lãi suất với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

ADB ước tính các quỹ nước ngoài chiếm khoảng 20% giá trị cổ phiếu tại các thị trường mới nổi ở châu Á. Các quỹ này sở hữu 22,3% trái phiếu chính phủ của Indonesia, 13,3% của Malaysia và 3,9% của Thái Lan.

Trong số 9 nền kinh tế có tổng dự trữ 200 tỉ đô la Mỹ hoặc nhiều hơn, chỉ có Nga và Brazil nằm ngoài khu vực châu Á, theo số liệu của Bloomberg. Mức dự trữ của Trung Quốc hiện lớn nhất thế giới, lên đến 2.450 tỉ đô la Mỹ vào cuối tháng 3-2010, cao hơn 25% so với một năm trước đó.

(Theo Bloomberg)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới