Chủ Nhật, 26/03/2023, 07:49
25 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á, VN vẫn ổn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á, VN vẫn ổn

Phúc Minh

ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á, VN vẫn ổn
ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế các nước châu Á. Ảnh: Ifeng

(TBKTSG Online) – Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay vừa công bố điều chỉnh cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và năm tới của Trung Quốc cùng các nước châu Á khác, chủ yếu do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và các nước phát triển chậm hơn dự báo.

Tuy nhiên, ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và năm tới của Việt Nam ở mức 6,1% và 6,2%.

Trong báo cáo bổ sung triển vọng kinh tế năm 2015, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và năm tới của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á là 6,1% và 6,2%, thấp hơn mức dự báo trong tháng 3-2015 là 6,3% trong cả hai năm.

Tăng trưởng kinh tế của Đông Á vẫn bị kiềm chế. ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 7% trong năm nay và 6,8% năm tới, dự báo tháng 3-2015 là 7,2% và 7%.

Trong khi đó, ADB tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của khu vực Nam Á từ mức dự báo 7,2% trong tháng 3-2015 lên 7,3%, do dự kiến sản xuất tăng mạnh tại Bangladesh có thể bù đắp tăng trưởng kinh tế yếu tại Nepal do tác động của thảm họa động đất, trong khi nền kinh tế Ấn Độ được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng mạnh về nông nghiệp và đầu tư mới.

ADB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á sẽ kém khởi sắc chút ít và dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và năm tới của khu vực này lần lượt là 4,6% và 5,1% – thấp hơn mức dự báo trong tháng 3-2015 là 4,9% và 5,3% – do sản lượng kinh tế đáng thất vọng của khu vực này trong năm nay.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, chậm lại còn 5% trong năm nay và 5,6% trong năm 2016, do việc thực hiện cụ thể chương trình cải cách của chính phủ mới cần có thời gian và chi tiêu chính phủ ít lại. Trong tháng 3-2015, ADB dự báo Indonesia sẽ tăng trưởng 5,5% năm 2015 và 6% năm 2016.

Số liệu tăng trưởng GDP của các nước châu Á:

Quốc gia/ Khu vực

Năm 2014 (%)

Năm 2015 (%)

Năm 2016 (%)

Trung Quốc

7,4

7,0/ dự báo trước 7,2

6,8/ dự báo trước 7,0

Ấn Độ

7,3

7,8/ dự báo trước 7,8

8,2/ dự báo trước 8,2

Đông Nam Á

4,4

4,6/ dự báo trước 4,9

5,1/ dự báo trước 5,3

Indonesia

5,0

5,0/ dự báo trước 5,5

5,6/ dự báo trước 6,0

Malaysia

6,0

4,7/ dự báo trước 4,7

7,5/ dự báo trước 7,5

Philippines

6,1

6,4/ dự báo trước 6,4

6,3/ dự báo trước 6,3

Singapore

2,9

2,8/ dự báo trước 3,0

3,4/ dự báo trước 3,4

Thái Lan

0,9

3,2/ dự báo trước 3,6

4,1/ dự báo trước 4,1

Việt Nam

6,0

6,1/ dự báo trước 6,1

6,2/ dự báo trước 6,2

 

Đồng yen giảm giá sau khi BoJ hạ dự báo tăng trưởng, lạm phát

Ngày 15-7, đồng yen giảm giá trong bối cảnh Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) duy trì chương trình kích thích kinh tế kỷ lục, trong khi cắt giảm dự báo tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và để ngỏ khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa.

Trong thông báo sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, BoJ nhận định trong năm tài khóa tính đến hết tháng 3-2016, nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1,7% – thấp hơn mức dự báo 2% đưa ra hồi cuối tháng 4-2015. Tuy nhiên, BoJ không thay đổi mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong các năm tài khóa 2016 và 2017, lần lượt là 1,5% và 0,2%. Đồng thời, BoJ thống nhất giữ nguyên chính sách tăng lượng cung tiền cơ bản khoảng 80.000 tỉ yen/năm (tương đương 648 tỉ đô la Mỹ) thông qua chương trình mua tài sản.

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1% trong 3 tháng đầu năm 2015, sau khi thoát khỏi tình trạng suy thoái trong 3 tháng cuối năm 2014. Mặc dù dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục phục hồi ở mức độ vừa phải nhưng BoJ vẫn tỏ ra thận trọng khi nhận định có "một số dao động" trong lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Cụ thể, sản lượng công nghiệp tháng 5-2015 của Nhật Bản đã giảm 2,1% so với tháng trước đó, trong khi xuất khẩu giảm 5% so với tháng trước đó, chưa tính đến ảnh hưởng của các biến động về tiền tệ.

Tại Tokyo chiều ngày 15-7, 1 đô la Mỹ đổi được 123,5 yen – tăng so với 123,38 yen vào cuối phiên trước trên thị trường New York. Đồng euro cũng tăng lên 135,89 yen/euro, so với 135,82 yen/euro tại thị trường Mỹ cuối phiên trước.

Đô la Mỹ phục hồi còn do nhà đầu tư chuyển hướng quan tâm sang chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khi Chủ tịch Fed Janet Yellen có cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ. Bà Yellen nói việc tăng lãi suất có thể diễn ra vào cuối năm nay và khả năng này càng trở nên hiện thực hơn sau khi Hy lạp và các chủ nợ quốc tế đạt thỏa thuận về gói cứu trợ mới, giúp Hy Lạp thoát khỏi kịch bản chia tay với khu vực đồng euro (eurozone).

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới