Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ấn Độ: Sản lượng công nghiệp giảm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ấn Độ: Sản lượng công nghiệp giảm

Trúc Như

Ấn Độ: Sản lượng công nghiệp giảm
Hiệp hội các nhà sản xuất Ấn Độ có thể cắt giảm doanh số mục tiêu. Ảnh: Bloomberg

(TBKTSG Online) – Sản lượng công nghiệp tháng 10 của Ấn Độ giảm mạnh lần đầu tiên trong hơn hai năm qua, làm giá trị đồng rupee và lợi suất trái phiếu Ấn Độ thấp hơn.

Cục thống kê trung ương cho biết trong một tuyên bố tại New Delhi ngày 12-12, sản lượng tháng 10 tại các nhà máy và các mỏ giảm 5,1% so với năm 2010. Đây là sự suy giảm đầu tiên kể từ năm 2009 và thấp hơn 0,7% so với ước tính trung bình theo khảo sát của Bloomberg.

Dữ liệu này có thể làm tăng thêm áp lực lên Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) trong tuần này, sau khi đã tăng kỷ lục lãi suất chiết khấu vì lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tuần trước trì hoãn việc nới lỏng các quy tắc đầu tư cho nhà bán lẻ nước ngoài.

Ông Robert Prior-Wandesforde – nhà kinh tế Singapore tại Credit Suisse – phát biểu trước khi báo cáo được tiết lộ: “Chúng ta sẽ thấy cơ quan chính sách duy nhất để thúc đẩy tăng trưởng Ấn Độ là RBI. Một khi RBI bằng lòng với mức lạm phát, RBI sẽ cắt giảm lãi suất”. Ông hy vọng RBI vẫn duy trì mức lãi suất 8,5% trong cuộc họp ngày 16-12.

Thống đốc RBI, ông Duvvuri Subbarao, đã quyết định tăng lãi suất chiết khấu 3,75 điểm phần trăm kể từ đầu năm 2010. Đó là vòng tăng nhanh nhất kể từ khi RBI được thành lập vào năm 1935.

RBI dự đoán nền kinh tế của Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,6% trong năm nay, kết thúc vào ngày 31-3, thấp hơn mức 8% theo ước tính trước đó, đồng thời hy vọng lạm phát sẽ giảm bớt xuống  mức 7%.

Tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ đã vượt quá 9% mỗi tháng trong năm nay do sụt giảm 14% của giá trị của đồng rupee so với đô la Mỹ, làm tăng thêm chi phí của hàng hóa nhập khẩu.

Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu suy yếu là kết quả của chi phí đi vay cao hơn. Tuần trước, Sugato Sen – Giám đốc cấp cao của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ – cho biết có thể cắt giảm doanh số mục tiêu hàng năm bởi vì khoản vay đắt đỏ hơn và giá nhiên liệu tăng cao làm giảm nhu cầu đối với xe hơi.

Ông Leif Eskesen – nhà kinh tế học tại HSBC Holdings Plc – cho biết: “Những lý do trên cho thấy tình trạng tê liệt chính sách có thể tác động đến triển vọng tăng trưởng trung hạn”.

(theo Bloomberg)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới