Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ấn Độ sôi sục vì bê bối trong ngành than

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ấn Độ sôi sục vì bê bối trong ngành than

Thanh Tuyền

Ấn Độ sôi sục vì bê bối trong ngành than
Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất than lớn nhất thế giới. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Quốc hội Ấn Độ vô cùng giận dữ sau khi một bản báo cáo nháp bị rò rỉ cho thấy nước này đã thất thoát tới 210 tỉ đô la Mỹ do bán các mỏ than với giá quá rẻ.

Bản nháp bị rò rỉ từ Tổng vụ giám sát và kiểm toán Ấn Độ (CAG), chỉ trích việc phân phối 155 mỏ than cho khoảng 100 công ty tư nhân và sở hữu nhà nước từ năm 2004 đến 2009, nghi ngờ họ không đấu thầu với mức giá cao nhất và điều này giúp các công ty hưởng lợi với số tiền khổng lồ.

Báo cáo cho biết việc định giá thấp các mỏ than làm thiệt hại ngân sách ít nhất 10.700 tỉ rupee, tương đương 210 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, CAG cho rằng thông tin rò rỉ “hết sức sai lệch” và đó chỉ là phần thảo luận sơ bộ của các kiểm toán viên. Hơn nữa, lợi nhuận từ việc phân phối mang đến cho các công ty không tương ứng với số tiền thất thoát ngân khố. CAG dự tính sẽ trình báo cáo chính thức lên quốc hội trong kỳ họp tới.

Nhưng theo tờ Times of India, con số 210 tỉ đô la Mỹ là “ước tính cẩn trọng” vì tính theo giá thấp nhất chứ không phải mức trung bình.

Các nhà lập pháp Ấn Độ, nhất là các chính trị gia phe đối lập, buộc tội chính phủ “cướp bóc của đất nước” với hành động mua bán không cạnh tranh.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang phải chịu nhiều sức ép của quốc hội cũng như dư luận khi ông là người đứng đầu giám sát ngành công nghiệp than. Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt bê bối dính dáng đến tài chính và khai mỏ gần đây.

Tháng 8-2011, Thủ hiến bang Karnataka, ông BS Yeddyurappa, phải từ chức vì dính líu tới vụ gian lận trong khai thác quặng sắt làm thất thu của nhà nước 400 triệu đô la Mỹ. Đến tháng 11-2011, một báo cáo khác cho thấy gần một nửa quặng sắt được xuất khẩu từ bang Goa được khai thác bất hợp pháp.

Ấn Độ hiện là nhà sản xuất than lớn thứ ba thế giới nhưng sản lượng luôn phải bù đắp cho việc sản xuất điện và nhu cầu tiêu dùng cao.

(Theo Reuters, BBC)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới