Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

An ninh mạng: lo nhất là “giặc trong nhà”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

An ninh mạng: lo nhất là “giặc trong nhà”

Vân Oanh

An ninh mạng: lo nhất là
Ảnh chụp hoạt động tại một doanh nghiệp. Ảnh: Vân Oanh

(TBKTSG Online) – Có tới 92% các doanh nghiệp ở Việt Nam đã từng chịu tổn thất do tấn công mạng và đối với họ, tin tặc trong nội bộ là mối lo hàng đầu.

Theo khảo sát hiện trạng bảo mật năm 2011 mà công ty Symantec vừa công bố, 26% doanh nghiệp Việt Nam đã bị tấn công mạng thường xuyên và có tới 69% doanh nghiệp bị tấn công trong vòng 12 tháng qua.

Ba loại tổn thất lớn nhất mà doanh nghiệp phải hứng chịu do bị tấn cộng mạng là bị ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ, ăn cắp thông tin tài chính của khách hàng và ăn cắp thông tin định danh của nhân sự trong công ty. 90% những trường hợp này là có thể quy đổi ra chi phí tiền bạc, chưa kể tổn thất lớn nhất là hiệu suất làm việc, lợi nhuận, chi phí kiện tụng và giảm trị giá cổ phiếu.

Những sự cố công nghệ thông tin (CNTT) gây ra bởi nhân viên có động cơ xấu được các doanh nghiệp coi là yếu tố rủi ro kinh doanh hàng đầu, hơn cả những yếu tố khác như tội phạm kiểu truyền thống, thảm họa thiên nhiên và nạn khủng bố. Có 44% các tổ chức và doanh nghiệp cho biết, nhân viên có động cơ mờ ám là mối lo ngại hàng đầu của họ, theo sau là những cuộc tấn công có chủ đích và bị hacker đánh phá (cùng tỷ lệ 41%). 41% đơn vị tham gia khảo sát cho biết truyền thông xã hội khiến cho việc triển khai bảo mật trở nên khó khăn hơn, tiếp theo là những thay đổi về hình thái các mối đe dọa, tính tuân thủ chính sách CNTT và phần mềm dưới dạng dịch vụ (software-as-a-service).

Tuy nhiên, theo Symantec, các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực và ứng phó tốt hơn trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa bảo mật mạng, đồng thời đầu tư ngày càng tăng cả về nhân sự lẫn tiền bạc để đảm bảo an ninh mạng. Gần một nửa số đơn vị tham gia khảo sát cho biết họ đã triển khai các quy trình trình bảo mật tốt. Vấn đề còn lại là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự làm tốt việc tuân thủ chính sách và theo đuổi những biện pháp mang tính chiến lược hoặc những giải pháp bảo mật tiên tiến.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới