Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

ASEAN có kế hoạch cho phát triển bền vững

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

ASEAN có kế hoạch cho phát triển bền vững

An Chi

(TBKTSG Online) – Trong 2 ngày 15 và 16-6, các nhà lãnh đạo của năm quốc gia lớn nhất ASEAN, trong đó có Việt Nam sẽ họp nhau tại Bangkok, Thái Lan để lên kế hoạch cho phát triển bền vững trong khu vực.

Hợp tác được xem là chìa khoá của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á. ACMECS là tên viết tắt của Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy, tạm dịch là chiến lược hợp tác kinh tế khu vực Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong, gồm các thành viên là 5 quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

ACMECS được năm quốc gia kể trên thành lập năm 2003, lấy tên 3 con sông lớn chảy qua khu vực, và được xem là nền tảng để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên. Hội nghị ACMECS lần thứ 8 này sẽ bàn thảo đến kế hoạch phát triển từ năm 2019-2023, với chủ đề “Hướng đến cộng đồng Mekong tích hợp và kết nối”.

ASEAN có kế hoạch cho phát triển bền vững
Năm nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam, sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ACMECS vào giữa tháng 6 tới tại Thái Lan, nhằm hướng đến những mục tiêu chung trong những năm tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cho biết, Thái Lan sẽ thúc đẩy thành lập quỹ ACMECS Trust Fund trong kỳ hội nghị lần này để giúp kế hoạch Master Plan triển khai thuận lợi và có đủ nguồn tài chính cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc kết nối giữa các thành viên và giữa khu vực với thế giới theo cách thích hợp.

Theo tờ Time, có ít nhóm kinh tế năng động và đa dạng sánh được như ACMECS. Các nền kinh tế của năm quốc gia trong nhóm được dự báo sẽ tăng trưởng từ 4% đến 8% mỗi năm trong vài năm tiếp theo, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới vào khoảng 2% đến 3%. Khu vực này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dồi dào nguồn nhân lực, hiện ACMECS có 243 triệu người, với đa phần là dân số trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo.

Những đột phá về lĩnh vực kết nối trong khu vực ASEAN này gồm các đề xuất phát triển những hệ thống chia sẻ lưới điện và công nghệ thông tin, các quy chuẩn hải quan chung và khả năng tiếp nhận công nghệ mới để biến khu vực thành cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, ASEAN không chỉ là con đường phụ mà là điểm đến của các nhà đầu tư và các nhà phát triển.

Hơn nữa, hội nghị lần này không chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế mà còn mở rộng bàn thảo những quan ngại về xã hội, văn hoá, môi trường và sự hợp tác. Các vấn đề an sinh xã hội và sức khoẻ cộng đồng cũng được đưa vào chương trình hội nghị.

Ngoài ra, ACMECS không chỉ có các nhà lãnh đạo chính trị, mà còn có cả doanh nhân và chủ doanh nghiệp tham dự. Lĩnh vực tư cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển trong khu vực vì với vai trò là đối tác kinh doanh, những tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ chính cũng có tiếng nói và tầm ảnh hưởng đối với ACMECS.

Mời xem thêm

Hậu quả khôn lường sau những con đập trên sông Mêkông

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới