Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ba kịch bản tiêu thụ nông sản trong đại dịch Covid-19 của Đồng Tháp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ba kịch bản tiêu thụ nông sản trong đại dịch Covid-19 của Đồng Tháp

Trung Chánh

(KTSG Online) – UBND tỉnh Đồng Tháp đã lên kế hoạch khung về tiêu thụ nông sản, trong đó đưa ra ba kịch bản ứng phó tương ứng với ba mức tác động của dịch Covid-19.

Ba kịch bản tiêu thụ nông sản trong đại dịch Covid-19 của Đồng Tháp
Đưa nông sản vào kênh siêu thị được tỉnh Đồng Tháp hướng đến để ứng phó với đại dịch Covid-19. Ảnh minh hoạ: Huỳnh Kim

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ngày 14-7 đã ban hành kế hoạch khung tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Các loại nông sản được xây dựng kịch bản ứng phó với dịch Covid-19 là những sản phẩm đặc trưng và tiềm năng của tỉnh Đồng Tháp, bao gồm lúa gạo, thủy sản, xoài, nhãn, cam, quýt, chanh, thanh long, mít, ớt, hoa kiểng…

Đối với kịch bản 1, tức dịch Covid-19 được kiểm soát, các mặt hàng nông sản được tiêu thụ tương đối thuận lợi, thì mục tiêu của kịch bản này là hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh với các hệ thống phân phối, doanh nghiệp, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài nước.

Theo đó, với thị trường trong nước, kênh tiêu thụ được xây dựng bao gồm, chợ đầu mối các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, TPHCM; các tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và các chuỗi cửa hàng nông sản sạch; các doanh nghiệp chế biến, cung ứng xuất khẩu trong và ngoài tỉnh; các chợ truyền thống, tiểu thương, xe lưu động, điểm bán nhỏ, lẻ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và các sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Shopee, Voso, Postmart…

Với kênh xuất khẩu, tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác xúc tiến thương mại các mặt hàng thế mạnh của Đồng Tháp; thông qua các doanh nghiệp chế biến, cung ứng xuất khẩu trong và ngoài tỉnh.

Đối với kịch bản 2, tức dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, thì kịch bản này đề ra mục tiêu sẽ hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh với các hệ thống phân phối, doanh nghiệp, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài nước. Trong đó, duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ thị trường trong nước và tranh thủ tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Theo đó, về thị trường, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục tiếp tục duy trì kết nối với các thị trường đã thực hiện tại kịch bản 1.

Mặt khác, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ thị trường trong nước trên các sàn thương mại điện tử; tranh thủ sự hỗ trợ từ các tham tán thương mại/ cơ quan thương vụ của Việt Nam tại thị trường các nước để biết về nhu cầu, cơ chế, chính sách nhập khẩu của các thị trường nhằm thông tin cho địa phương định hướng cho doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cho phù hợp, nhất là đối với các mặt hàng nông sản thế mạnh, tiềm năng của tỉnh.

Đối với kịch bản 3, tức dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu, sản lượng các mặt hàng nông sản chủ yếu tiêu thụ nội địa, thì mục tiêu của kịch bản này là tập trung mọi nguồn lực chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản; hỗ trợ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh tiếp cận và kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối, doanh nghiệp, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài nước, trong đó, thị trường nội địa là chủ yếu.

Về thị trường, sẽ tiếp tục duy trì kết nối với các thị trường đã thực hiện trong kịch bản 2.

Đồng thời, tăng cường khuyến cáo người dân rải vụ thu hoạch, tập trung thu hoạch trước, tiêu thụ sớm khu vực có nông sản đang vào mùa vụ thu hoạch; tập trung huy động các doanh nghiệp có kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản, thiết bị sấy nông sản trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ người dân sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch; hỗ trợ kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản để người dân kịp thời có kế hoạch thu hoạch, vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc chủ động chuyển sang sấy khô, lưu kho bảo quản; hỗ trợ kết nối với các sàn thương mại điện tử quốc tế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới