Thứ Hai, 29/05/2023, 20:19
28 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Bài toán 30.000 tỉ đồng xử lý chất thải rắn ở Quảng Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bài toán 30.000 tỉ đồng xử lý chất thải rắn ở Quảng Nam

Nhân Tâm

Bài toán 30.000 tỉ đồng xử lý chất thải rắn ở Quảng Nam

(TBKTSG Online) – Tỉnh Quảng Nam cần hơn 30.000 tỉ đồng để xử lý 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường đến năm 2030 trong bối cảnh chất thải rắn hiện mới chỉ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp, chưa  đảm bảo vệ sinh môi trường, và một số khu xử lý chất thải đã lắp đầy.

Một hoạt động thu nhặt rác tại thành phố Hội An do Hiệp hội Du lịch Quảng Nam tổ chức vào đầu tháng 7-2020. Quảng Nam đang kêu gọi đầu tư vào xử lý chất thải rắn, nhằm giải quyết tình trạng quá tải hiện nay. Ảnh: Nhân Tâm

Xử lý chất thải rắn: Khó khăn bủa vây!

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa có cơ chế quản lý chất thải rắn bùn cặn và khu tập trung xử lý loại rác thải này. Đối với bùn thải từ các công trình vệ sinh, chủ yếu do các đơn vị tư nhân hoặc cá nhân được thuê thông hút, thu gom và vận chuyển, chưa qua xử lý và đổ thẳng ra mương, hồ hoặc bãi chôn lấp cùng với các loại rác thải sinh hoạt. Trong khi đó, rác thải từ hoạt động nạo vét được vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn Tam Xuân II (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Đây chỉ là một trong những thách thức trong việc xử lý rác thải tại Quảng Nam, theo ông Lê Tú, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quảng Nam. “Mọi việc xử lý các chất thải rắn đều đưa về khu xử lý Tam Xuân II, làm nơi đây quá tải, trong khi các khu xử lý nhỏ lẻ khác chỉ xử lý rác thông thường và không đảm bảo vệ sinh môi trường”, ông Tú chia sẻ và đưa ra dẫn chứng rác thải y tế nguy hại, rác thải nông nghiệp nguy hại và rác thải công nghiệp nguy hại được Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam đến thu gom đưa về xử lý tại lò đốt công suất 200 kg/giờ tại đây.

Trong khi đó, rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chủ yếu được xử lý bằng hình thức chôn lấp tập trung tại ba bãi chôn lấp xử lý liên huyện (gồm: Khu xử lý rác thải Tam Xuân 2, Khu xử lý rác thải Tam Nghĩa ở huyện Núi Thành, Khu xử lý rác thải Đại Hiệp ở huyện Đại Lộc). Tuy nhiên Khu xử lý rác thải Đại Hiệp, huyện Đại Lộc đã được lắp đầy và chờ thực hiện đầu tư xây dựng Lò đốt rác thải mới thay thế.

Bên cạnh đó, Khu xử lý rác thải Tam Xuân 2 đã từng phải tạm dừng hoạt động trong vòng ba tháng trong năm 2019 do sự cố mùi hôi và người dân xung quanh chặn không cho xe rác đi vào nữa. Khi hoạt động trở lại, sau khi đã khắc phục sự số, để ổn định tình hình khu vực thì Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Nam vẫn phải điều tiết một phần rác thải thu gom tại một số địa phương về Khu xử lý rác thải Tam Nghĩa và Khu xử lý rác thải Đại Hiệp để xử lý.

Theo ông Tú, khó khăn lớn nhất trong quá trình đầu tư các khu xử lý chất thải rắng trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua là việc thoả thuận địa điểm xây dựng, chủ yếu do tâm lý người dân không muốn đem rác từ nơi khác đến gần nhà mình.

Nhiều bãi xử lý được quy hoạch trước đây khi triển khai đầu tư chưa nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương. Việc lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý rác thải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường theo quy định hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp quảng bá tràn lan về công nghệ, thiết bị, khó kiểm soát về chất lượng và khả năng đáp ứng phù hợp với thực tế của tỉnh.

Biến thách thức thành tiềm năng gọi vốn đầu tư

“Vì vậy, việc Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do chúng tôi thực hiện theo đơn đặt hàng của Sở Tài nguyên và Môi trường vừa được UBND tỉnh phê duyệt sẽ mơ ra cơ hội cải thiện vấn đề này cũng như kêu gọi đầu tư”, ông Tú cho hay.

Theo ông Tú, giải pháp trước mắt để giảm bớt khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, kéo dài tuổi thọ của khu xử lý, thì việc tăng cường tỷ lệ tái chế và sản xuất phân hữu cơ, rác thải sinh hoạt cần được phân loại  tại nguồn là cần thiết.

Cụ thể, chất thải hữu cơ sẽ được chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ. Chất thải có thể tái chế sau khi qua phân tách cụ thể tại điểm trung chuyển, sẽ được tiếp tục chuyển tới các cơ sở tái chế. Và  các loại chất thải không còn khả năng tái chế, tái sử dụng sẽ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu khối lượng công việc tại các điểm tập kết, các trạm trung chuyển thì các đơn vị hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, cùng người dân thực hiện phân loại rác thải ngay tại các hộ gia đình.

Xây dựng các khu liên hợp quy mô lớn gồm tại các huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Núi Thành với đầy đủ công nghệ: chế biến phân hữu cơ, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sẽ được tiến hành quy hoạch dự án và kê gọi đầu tư.

Kinh phí để thực hiện các dự án nói trên có tổng vốn hơn 30.000 tỉ đồng, bao gồm ngân  sách  trung  ương  ngân sách tỉnh, vốn vay hỗ trợ phát triển (ODA), tài trợ nước ngoài, tín dụng đầu tư, các nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trong đó, kinh phí đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sẽ tốn 16.867 tỉ đồng (2025) và 30.396 tỉ đồng (2030). Trong khi đó, chi phí quản lý, đầu tư xử lý CTR sẽ cần 375 tỉ đồng (2025) và 1.080 tỉ đồng (2030).

Và để có thể dễ dàng kêu gọi nhà đầu tư, theo đề xuất từ Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quảng Nam, tỉnh nên ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các lực lượng, thành phần xã hội tham gia vào lĩnh vực quản lý chất thải rắn như hỗ trợ chi phí xử lý, cho vay lãi suất thấp, giao đất và miễn tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của các dự án…

Viêc áp dụng các công cụ kinh tế như ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, ưu đãi về thuế, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước… sẽ khuyến khích được nhà đầu tư.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới