Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bàn cách chấn chỉnh “loạn” xuất bản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bàn cách chấn chỉnh “loạn” xuất bản

Thoa Nguyễn

Bàn cách chấn chỉnh
Sách bày bán ở vỉa hè ngày càng nhiều – ảnh TL

(TBKTSG Online) – Các thành phần kinh tế khi tham gia vào hoạt động xuất bản chỉ kinh doanh các sản phẩm thu được nhiều lợi nhuận và chủ yếu tập trung ở các trung tâm thành phố, thị xã; một số cá nhân tham gia làm sách coi thường pháp luật, thực hiện in lậu, in nối bản…

Những sai phạm liên quan đến hoạt động xuất bản trên đã được Cục Xuất bản (Bộ Thông tin truyền thông) công bố tại Hội nghị đánh giá 06 năm thi hành Luật Xuất bản diễn ra tại Hà Nội, ngày 12-10.

Hiện tại, hầu hết các nhà xuất bản đều thực hiện liên kết xuất bản, thậm chí có nhà xuất bản liên kết đến 90% trong tổng số xuất bản phẩm của mình. Theo đánh giá của Cục Xuất bản, vấn đề liên kết trong hoạt động xuất bản đang vượt khỏi tầm kiểm soát của chính các nhà xuất bản cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều sai phạm trong lĩnh vực này.

Tình trạng buông lỏng quản lý, không tuân thủ đúng quy trình biên tập và đọc duyệt bản thảo, duyệt phát hành, không thể giám sát nổi đối tác liên kết xuất bản khiến một số đối tác cũng lạm dụng sự buông lỏng của nhà xuất bản đã không thực hiện đúng các điều khoản cam kết trong hợp đồng (tự tăng số lượng in, không nộp lưu chiểu, rồi thay đổi tên và nội dung bản thảo…). Từ đó dẫn đến hiện tượng không ít sản phẩm kém chất lượng được tung ra thị trường, gây ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng mà đặc biệt là giới trẻ.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sở dĩ tồn tại tình trạng trên, là do mô hình nhà xuất bản vẫn chưa có một sự thống nhất. Các nhà xuất bản đang phát triển theo kiểu “trăm hoa đua nở”, với đầy đủ các loại hình; lại chạy theo thị hiếu, lợi nhuận… nên hiệu quả tuyên truyền, định hướng xã hội – một tiêu chí quan trọng của hoạt động xuất bản bị coi nhẹ.

“Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhà xuất bản của chúng ta thuộc dạng “lưỡng tính”, tức là vừa muốn sản xuất, kinh doanh; lại vừa muốn mang tính định hướng chính trị, tư tưởng nên sẽ khó lòng hoạt động có hiệu quả”, ông Lưu Xuân Lý, nhà xuất bản Văn hóa – Dân tộc nói.

Tại hội nghị, hầu hết đại diện của các nhà xuất bản đều mong muốn loại bỏ được tình trạng loạn nhà xuất bản và quy hoạch lại mạng lưới nhà xuất bản. Theo đó, muốn hệ thống nhà xuất bản mạnh, nhất thiết phải xây dựng tập đoàn xuất bản.

Ông Lưu Xuân Lý cũng đề xuất, để xây dựng một mô hình nhà xuất bản thống nhất và hoạt động có hiệu quả, trước tiên chúng ta phải xác định và lượng hóa được bản chất của nhà xuất bản. Sau đó, xác lập, khẳng định được bản sắc và đặc thù của nhà xuất bản hiện nay.

Đại diện nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, ông Nguyễn Đức Hùng lại cho rằng, cần thiết phải phân loại giữa nhà  xuất bản kinh doanh và nhà xuất bản không kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải quy định loại hình nhà xuất bản nào được phát hành rộng rãi và nhà xuất bản nào bị giới hạn phát hành để quản lý dễ dàng, thuận tiện.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới