Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Băn khoăn “luật chơi” nơi đặc khu hành chính kinh tế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Băn khoăn “luật chơi” nơi đặc khu hành chính kinh tế

Hồng Minh

Băn khoăn “luật chơi” nơi đặc khu hành chính kinh tế
Quang cảnh buổi sáng tại cảng Cái Rồng, trung tâm kinh tế của huyện Vân Đồn. Ảnh: quangninh.gov.vn

(TBKTSG Online) – Nhiều đại biểu Quốc hội tỏ ra đồng tình với phương án tổ chức chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo thiết chế trưởng đơn vị thay vì Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề giám sát ra sao để tránh lạm dụng quyền lực với vị lãnh đạo các đặc khu này là vấn đề còn không ít băn khoăn.

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, ngay sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt hôm 10-11, các đại biểu đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật này.

TTXVN cho biết đại biểu Giàng A Chu (đoàn Yên Bái), đã đặt câu hỏi về cách gọi tên của tổ chức chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Ví dụ, nếu không có cấp chính quyền thì phải có Ủy ban hành chính hay Ủy ban đặc khu.

Cho rằng cần phải kiểm soát để tránh quyền lực tập trung cho Trưởng đặc khu, đại biểu Nguyễn Văn Quyền (đoàn Cần Thơ) tỏ ra băn khoăn về mô hình tổ chức khi giao trưởng đặc khu làm toàn bộ công việc Ủy ban Nhân dân cấp huyện để lại, chưa kể việc của Thủ tướng và các bộ ban ngành. Do đó, ông Quyền bày tỏ mối lo lắng không nên giao quá nhiều việc về quản lý hành chính bởi khi có việc gì xảy ra thì các bộ, ngành khó có thể can thiệp. Vì thế, ông kiến nghị nên rà soát ủy quyền quyền lực đến đâu, đặc biệt là lĩnh vực trật tự an ninh quốc phòng chỉ nên giao ở một mức độ nhất định đối với đặc quyền của Trưởng đặc khu kinh tế.

Đặc biệt, cơ cấu bộ máy tổ chức, giám sát các chính quyền đặc khu kinh tế cũng là vấn đề gây tranh cãi giữa các đại biểu Quốc hội khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đăk Nông), nếu một bộ máy giống các địa phương khác như hiện nay thì không cần ban hành luật đơn vị hành chính. Nhưng do sự khác biệt về hành chính, đặc khu cần có luật quy định riêng và một trong những yêu cầu quan trọng nhất là tính chất hành chính phải gọn nhẹ, năng động của người đứng đầu.

Nhìn nhận việc trao quyền cho người đứng đầu đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhưng vẫn cần giám sát người dân, cơ quan đại diện, tuy nhiên ông Giang cho rằng việc tổ chức của cơ quan giám sát này đảm bảo gọn nhẹ linh hoạt hiệu quả trong việc thể hiện ý chí của người dân.

Đại biểu Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận) lại đưa ra quan điểm có quá nhiều hình thức giám sát dù không có mô hình Hội đồng Nhân dân hay Ủy ban Nhân dân. Bà Nguyên cùng một số đại biểu Quốc hội khác cũng cho rằng, Chính phủ cần phải chọn lựa người có tài, có tầm cho chức danh Trưởng đặc khu kinh tế để quán xuyến công việc. Các vị trí phó cũng cần được giới thiệu mà không nên giao cho người đứng đầu đặc khu bổ nhiệm.

Về quá trình miễn, bổ nhiệm chức danh người đứng đầu đặc khu, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) đề xuất Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Nhân dân tỉnh, nhưng việc miễn nhiệm, thay đổi thuyên chuyển Thủ tướng có thể tự quyết hoặc theo đề nghị các bộ ngành Trung ương vì nếu Chủ tịch tỉnh không quyết thì Thủ tướng không ký.

Theo ông Nghĩa, các bộ ngành Trung ương chịu trách nhiệm về lợi ích quốc gia nhưng chiếu theo quy định dự thảo luật thì các bộ, ngành Trung ương không có thẩm quyền với đặc khu này. “Nếu ta không thiết kế kiểm soát nguồn lực một cách kết hợp thì quá lỏng lẻo,” ông Nghĩa nói.

Một vấn đề khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm là quy hoạch đối với các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đại biểu Giàng A Chu (đoàn Yên Bái) cho rằng, các đặc khu đều phải bắt nguồn từ quy hoạch để định hướng không gian phát triển, tránh phá vỡ cảnh quan môi trương thiên nhiên.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê (đoàn TPHCM), băn khoăn về tính đặc trưng của từng đặc khu, vì nếu không rõ ràng thì có thể khiến cử tri hiều là 3 đặc khu này chỉ để hợp pháp hóa cho hoạt động kinh doanh casino tại đây.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa dẫn chứng từ bản dự thảo vừa trình Quốc hội có nêu việc Ủy ban Nhân dân tỉnh có thể cấp quyền sử dụng đất cho các dự án không quá 70 năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định với dự án trên 70 năm và không quá 99 năm. Ông cho rằng, đây là vấn đề cần xem lại và việc cấp giấy phép nên làm kỹ lưỡng. Ông đề xuất, tỉnh chỉ cấp phép với dự án có thời gian sử dụng đất dưới 50 năm trên cơ sở thống nhất ý kiến các bộ, ngành Trung ương. Các dự án có thời gian sử dụng 50-70 năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết và từ 70-99 năm thì phải là Quốc hội.

Bà Đỗ Thị Lan, đại biểu thuộc đoàn Quảng Ninh, cho rằng cần phải làm rõ sự đảm bảo hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế nguồn lực. Bà lấy ví dụ về đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (Trung Quốc), nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước giai đoạn đầu mà có tới 48% dự án đầu tư tốt, tạo động lực phát triển. Từ đó, bà Lan đề nghị cơ cơ chế ngân sách để đầu tư hạ tầng đơn vị hành chính trong những năm đầu và mong có quy định rõ rang về chính sách này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới