Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bảo vệ môi trường sông Đồng Nai: không thể mỗi nơi một kiểu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bảo vệ môi trường sông Đồng Nai: không thể mỗi nơi một kiểu

Văn Nam

Sông Đồng Nai – Ảnh Văn Nam

(TBKTSG Online) – Môi trường lưu vực sông Đồng Nai đang suy thoái nghiêm trọng, có khu vực ô nhiễm ở mức báo động, đòi hỏi phải nhanh chóng bảo vệ.

Lưu vực sông Đồng Nai là lưu vực sông lớn của Việt Nam, nguồn nước lưu
vực sông quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của 12 tỉnh thành có
liên quan gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng
Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và
TPHCM.

Tại hội nghị tham vấn xây dựng quy hoạch diễn sáng nay 25-6 tại TPHCM, nhằm lấy ý kiến các nhà khoa học để xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến 2015 và định hướng đến 2020, dự kiến ban hành cuối năm nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết, đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Đồng Nai ngày càng gia tăng, có khu vực ô nhiễm lên đến mức báo động.    

Phó giáo sư Nguyễn Kỳ Phùng, Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường
phía Nam, dự báo đến năm 2020, tải lượng ô nhiễm lưu vực sông Đồng Nai
sẽ tăng cao so với hiện nay.

Cụ thể, nước thải đô thị tăng 1,8 lần, nước thải công nghiệp tăng
1,04 lần, nước thải nông nghiệp tăng 1,23 lần, chất thải rắn đô thị tăng
2,7 lần, chất thải rắn công nghiệp tăng 1,35 lần. Trong đó, 3 địa
phương gồm Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM có lượng nước thải, khí thải và
chất thải rắn phát sinh thải ra lưu vực sông nhiều nhất.     

Theo ông Tuyến, nguyên nhân do các nguồn gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp, nước thải y tế, làng nghề, nước thải sinh hoạt của 15 triệu dân sống ven lưu vực và hoạt động khai khoáng … trong đó, nước thải công nghiệp là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai.          

Tuy nhiên, theo ông Tuyến thời gian qua, việc quản lý môi trường lưu vực sông được ví như “cỗ xe thập mã” mà mỗi con ngựa chạy một kiểu nên rất khó quản lý, kéo theo việc lập các đề án bảo vệ môi trường ở địa phương bị chậm triển khai.

Hiện nay, mới chỉ có vài tỉnh thành xây dựng được đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, còn lại vẫn chưa xây dựng được đề án vì thiếu kinh phí mặc dù Ủy ban bảo vệ sông Đồng Nai được thành lập đã 3 năm nay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới