Thứ Bảy, 23/09/2023, 22:31
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Bất động sản trong cơn sốt M&A

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bất động sản trong cơn sốt M&A

Cao Ban

(TBKTSG Online) – Thị trường bất động sản đang bước vào cơn sốt mua bán và sáp nhập (M&A) với hàng trăm triệu đô la Mỹ đến từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đang được rót vào các thương vụ. Phải chăng đây là cơ hội cho các chủ đầu tư rao bán dự án để trả nợ, xoay dòng đồng vốn kinh doanh, giúp phá vỡ “tảng băng tồn kho” vốn tồn tại nhiều năm của thị trường?

Bất động sản trong cơn sốt M&A
Nhà đầu tư ngoại chiếm đến 68% tổng giá trị thị trường mua bán và sáp nhập bất động sản. Ảnh: Anh Quân

Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước có gần 30 giao dịch chuyển nhượng các dự án về thương mại, khu phức hợp, nhà ở, với tổng giá trị giao dịch khoảng 800 triệu đô la Mỹ. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài chiếm đến 68% tổng giá trị thị trường M&A.

Riêng trong tháng 9, VinaLand Limited, một trong những quỹ đầu tư bất động sản của Vina Capital, đã bán toàn bộ cổ phần tại Vina Square, một dự án được phát triển trên diện tích 3 ha tại quận 5, cho Công ty Địa Ốc Trí Đức với số tiền khoảng 41,2 triệu đô la (bao gồm cả phần trả nợ cổ đông) cùng với tỷ suất sinh lời nội bộ là 3,3%.

Cũng trong quí này, tại Nha Trang (Khánh Hòa), VinaLand đã chuyển nhượng thành công 50% cổ phần tại dự án Mỹ Gia Towership, diện tích 6 ha, cho một công ty phát triển bất động sản của Việt Nam và nhận về 5,9 triệu đô la, cao hơn 0,7% giá trị tài sản ròng trước kiểm toán tại ngày 30-6.

Mặc dù các giao dịch thương mại và nhà ở chiếm phần lớn trong các thương vụ M&A, trong quí 3 đã ghi nhận một giao dịch về khu công nghiệp. Theo đó, Tập đoàn Ascendas-Singbridge (Singapore) đã chuyển nhượng lô đất có diện tích 0,3 ha tại Khu kỹ nghệ công nghiệp Singapore Ascendas-Protrade cho Công ty công nghệ Koan Hao (Đài Loan).

Ngoài ra, một loạt các giao dịch đáng chú ý trong quí vừa qua như thương vụ rót vốn vào Novaland, Dragon Capital và Quốc Lộc Phát.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam, cho hay dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân đổ vào bất động sản Việt Nam tăng mạnh trong hai năm 2016, 2017 lên đến 613,5 triệu đô la, cao nhất trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế như bán lẻ, tiêu dùng, giáo dục, tài chính, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và giải trí.

Các chuyên gia dự đoán trong các quí tiếp theo, nhu cầu tìm kiếm cơ hội của các nhà đầu tư ở thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tài chính mạnh và giàu kinh nghiệm thường hợp tác cùng với các doanh nghiệp trong nước, vốn có sẵn quỹ đất và quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại, để liên doanh phát triển. Trong số đó, các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc đang dành sự quan tâm lớn tới thị trường với hàng trăm triệu đô la chờ rót vốn.

Nhiều ý kiến cho rằng thị trường M&A đang mở ra cơ hội cho các chủ đầu tư rao bán dự án trả nợ, xoay dòng đồng vốn kinh doanh, giúp phá vỡ “tảng băng tồn kho” vốn tồn tại nhiều năm của thị trường. Tuy nhiên, việc nhiều dự án bất động sản lần lượt rơi vào tay các nhà đầu tư ngoại lại dấy lên nỗi lo thâu tóm và tốc độ tăng giá nhà vượt quá khả năng sở hữu của đa số người dân trong nước.

Mời bạn đọc chia sẻ ý kiến về vấn đề nêu trên.

Vị trí đặt bình chọn

 

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới