Thứ Năm, 28/09/2023, 02:01
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Bến Tre: Khởi nghiệp gắn kết với thực tế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bến Tre: Khởi nghiệp gắn kết với thực tế

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Thay vì hướng đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như các chuyên gia về khởi nghiệp hay đề cập, phong trào khởi nghiệp của tỉnh Bến Tre được yêu cầu tập trung nguồn lực vào các mô hình kinh doanh hiện hữu.

Bến Tre: Khởi nghiệp gắn kết với thực tế
Các sản phẩm khởi nghiệp của tỉnh Bến Tre được giới thiệu bên lề cuộc họp. Ảnh: Trung Chánh

Phát biểu tại cuộc họp về "Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre 2016-2020” diễn ra ở địa phương này hôm 27-4, ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre cho biết, khi nói về khởi nghiệp, ở tầm quốc gia và quốc tế, thì các chuyên gia đề cập đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tức những ý tưởng mới, những ứng dụng khoa học công nghệ mới để cho ra sản phẩm, ngành nghề mới có tốc độ gia tăng rất nhanh và tạo ra giá trị rất lớn.

Theo ông, địa phương có nhận thức và biết được điều đó, nhưng do nền kinh tế Bến Tre nhỏ, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp và điều kiện đời sống người dân còn khó khăn, cho nên, địa phương đã vận dụng tinh thần nêu trên phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của Bến Tre.

Cụ thể, chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp được Bến Tre chủ trương là khởi nghiệp để thoát nghèo và làm giàu thông qua hình thức khởi nghiệp kinh doanh thực tế và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. “Đây là điểm khác so với cách tiếp cận của các chuyên gia kinh tế hay cách tiếp cận trên thế giới đang triển khai”, ông cho biết.

Theo ông Mãi, chương trình khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp của địa phương được triển khai trong 5 năm, từ 2016-2020 nhằm vào 3 mục tiêu lớn: thứ nhất, là khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân và tinh thần tự lực đi lên của người Bến Tre; thứ hai, là kiến tạo môi trường khởi nghiệp, môi trường kinh doanh thuận lợi để mọi người có điều kiện khởi nghiệp phát triển doanh nghiệp; thứ ba, là đặt mục tiêu phát triển thêm 2.500 doanh nghiệp để đạt 5.500 doanh nghiệp vào năm 2020 và phát triển gấp đôi số hộ kinh doanh cá thể. “Đây là 3 mục tiêu mà chương trình đã thiết kế”, ông nhấn mạnh.

Sau 2 năm triển khai, theo ông, Bến Tre đã phát triển thêm hơn 900 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp của tỉnh đến nay đạt 3.912. “Tại thời điểm triển khai chương trình vào tháng 4-2016, số doanh nghiệp của chúng tôi chỉ 2.987, còn bây giờ là 3.912, tức qua 2 năm phát triển được gần cả ngàn doanh nghiệp”, ông dẫn chứng và cho biết thêm địa phương cũng đã phát triển được trên 10.000 hộ kinh doanh cá thể và 50 hợp tác xã.

Theo ông Mãi, trong thời gian qua, Bến Tre cũng đã nổ lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đến nay hệ sinh thái này của địa phương đã được hình thành rõ nét với các thành tố, gồm cộng đồng khởi nghiệp; các nhóm hỗ trợ khởi nghiệp; quỹ đầu tư khởi nghiệp… “Đây là những nguyên nhân chính giúp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chúng tôi được xếp thứ 5 toàn quốc và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ hai”, ông cho biết.

Ngoài ra, theo ông, thời gian qua, địa phương cũng đã ký kết với các trường như Đại học quốc gia TPHCM, Đại học Nguyễn Tất Thành và nhiều cơ quan, tổ chức bên ngoài để hỗ trợ địa phương phát triển khởi nghiệp theo chiều sâu, đúng hướng. Qua thực tế, vốn không phải là khó khăn lớn, mà quan trọng là phải có được ý tưởng tốt. “Tôi nghĩ khi có ý tưởng, phương án kinh doanh tốt, thì sẽ có rất nhiều nhà đầu tư tìm đến, có thể là các doanh nghiệp lớn hoặc là các quỹ đầu tư hay ngân hàng”, ông cho biết và nhấn mạnh: “Vốn là việc quan trọng, nhưng làm sao có được ý tưởng hay, mới, lạ, có giải pháp phù hợp và phát triển ý tưởng đó thành dự án kinh doanh".

Mời xem thêm:

ĐBSCL kỳ vọng bứt phá về công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo

Bài viết chủ đề khởi nghiệp trên TBKTSG

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới