Thứ Bảy, 30/09/2023, 09:43
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Bệnh tay chân miệng: Cẩn thận với lây nhiễm chéo

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bệnh tay chân miệng: Cẩn thận với lây nhiễm chéo

Hoàng Nhung

(SGTT) – Từ đầu tháng 9 đến nay, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng mạnh. Đến nay đã có sáu ca tử vong do dịch bệnh này ở các tỉnh phía Nam, trong đó có hai ca được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và một ca tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM). Trước tình hình này, các bác sĩ lưu ý cha mẹ tránh để con mình tiếp xúc với mầm bệnh nhằm tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Để con trẻ không bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng: Nguy cơ lặp lại đại dịch năm 2011

Bệnh tay chân miệng: Cẩn thận với lây nhiễm chéo
Các y bác sĩ tăng cường khám chữa bệnh tay chân miệng cho bệnh nhi.

Hành lang, căn tin… thành nơi điều trị

Các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 ở TPHCM đã phải lấy căn tin, hành lang và sửa thêm các khoa để bệnh nhân có chỗ nằm. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, chia sẻ do số bệnh nhân tay chân miệng quá đông nên nhiều ngày nay nhân viên ở khoa phải làm việc gấp năm lần ngày không có dịch. Trước đây, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhiều nhất chỉ khoảng 30 trẻ với một, hai trẻ bị bệnh nặng, nhưng hiện nay có ngày khoa điều trị hơn 200 bệnh nhân và khoảng gần 30 trẻ trong số đó ở trong tình trạng nặng.

Vì không còn chỗ nằm ở các phòng điều trị, nhiều bệnh nhân đã được chuyển xuống căn tin của bệnh viện để tiếp tục được theo dõi, điều trị. Hiện nay, trung bình một bác sĩ phải khám 20 trẻ/ngày (ngày khám 6 lần/trẻ); và vào ban đêm hai bác sĩ và một điều dưỡng phải theo dõi 200 trẻ, trong đó khoảng 20 trẻ bị bệnh nặng.

Trước tình hình quá tải do dịch bệnh, khoa Nhiễm – Thần kinh đã xin mở thêm bốn phòng bệnh mới sửa lại từ khoa Tiêu hóa với gần cả trăm bệnh nhân. Bên cạnh đó, căn tin cũng được nâng cấp, sơn sửa lại để chuyển bệnh nhân nhẹ hơn qua điều trị.

Khoa Nhiễm – Thần kinh có hai phòng dành cho những bệnh tay chân miệng cần theo dõi, và những bệnh nhân ổn sẽ chuyển xuống các phòng ở khoa Tiêu hóa, căn tin để giảm tải. Phòng 107 tuy nhỏ chỉ 10 giường nhưng khi quá tải cũng có thể lên đến 30 bệnh, còn phòng 102 kê được 15 giường nhưng có thể tải lên 50 bệnh nhân.

Ngoài việc điều trị bệnh nhân tay chân miệng, hiện nay khoa Nhiễm – Thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đang dành hai phòng bệnh để điều trị dịch sởi.

Các bác sĩ, điều dưỡng liên tục nhắc nhở người nhà cách ly để tránh tình trạng lây nhiễm chéo của bệnh tay chân miệng và bệnh sởi vì người lớn có thể mang mầm bệnh do tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc người thân của trẻ mắc các bệnh này.

Hiện chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng nên việc thực hành vệ sinh cá nhân và môi trường sẽ giúp hạn chế sự lây lan của căn bệnh này. Người lớn cần dạy và nhắc trẻ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và xà phòng ngay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ra nơi công cộng. Luôn nhắc nhở trẻ em không cho tay, các đồ vật vào miệng.

Tăng nhân lực, làm thêm việc

Hiện phòng cấp cứu của khoa Nhiễm – Thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 rất đông bệnh nhân tay chân miệng và những trường hợp nặng cần phải được cách ly với người nhà. “Phòng nhận bệnh đã quá tải hơn cả tháng. Phòng nhận khoảng 60 bệnh nhân mới vào ban ngày và khoảng gần 50 bệnh nhân nữa vào ban đêm. Một đêm khoa chỉ có năm điều dưỡng, vừa nhận bệnh, phát thuốc, thực hiện thuốc truyền của cả khoa, vừa làm thêm cả việc của phòng cấp cứu”, điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Minh Phượng chia sẻ.

Bác sĩ Khanh cho biết, vào những đợt cao điểm của dịch bệnh như dịch tay chân miệng khoa phải huy động toàn bộ nhân lực để làm việc, hạn chế nghỉ phép, bác sĩ đi học cũng phải dành thời gian ưu tiên cho việc khám bệnh, điều trị nhiều hơn. Khoa còn phải xin thêm bác sĩ nội trú, sinh viên thực tập để giải quyết tình trạng quá tải.

Bác sĩ Khanh nói thêm, thông thường, kinh phí chống dịch cuối năm mới được cấp nên bệnh viện phải lo trước, khoa Nhiễm – Thần kinh phải xin thêm nguồn kinh phí để mua mì gói, sữa, súc xích để nhân viên y tế ăn mới có đủ sức làm việc. Mấy năm trước tình hình dịch bệnh như hiện nay đều có kinh phí chống dịch cho nhân viên y tế, nhưng trong năm nay vẫn chưa có.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới