Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bí thư tỉnh Đồng Tháp làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bí thư tỉnh Đồng Tháp làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Huỳnh Kim

(TBKTSG Online) – Ngày 21-9, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1433/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Đồng Tháp, giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Bí thư tỉnh Đồng Tháp làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Lê Minh Hoan. Ảnh: Huỳnh Kim

Ông Lê Minh Hoan sinh ngày 19-1-1961; quê ở Xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; nghề nghiệp trước khi làm công chức là kiến trúc sư; sau đó học thạc sĩ kinh tế và cử nhân chính trị.

Trước khi làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2015- 2020 và Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV tỉnh Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan đã từng đảm nhận các chức vụ như Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Bí thư Thành ủy thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Ông Lê Minh Hoan là cộng tác viên thường xuyên của Thời báo Kinh tế Sài Gòn từ năm năm nay.

Trong một bài viết mới đây gửi cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Lê Minh Hoan nhận định: "Cơn đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới. Kinh tế chao đảo do tác động cả cung lẫn cầu. Sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Hàng hóa ế ẩm. Nông sản, trừ thịt heo, xuống giá. Xuất khẩu lao đao. Những giải pháp, kịch bản, kế sách vực dậy nền kinh tế khi cơn dịch qua đi liên tục được đưa ra đầy tâm huyết. Và, nông nghiệp lại được nhắc đến như là “trụ đỡ” trong lúc tìm “ánh sáng cuối đường hầm”.

Nào là, dịch bệnh tác động đến tiêu dùng nhưng con người vẫn phải tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp. Nhịn gì nhịn, giảm gì giảm, chứ cũng phải có cái mà ăn uống qua ngày! Trong khi ấy, xứ mình có điều kiện sản xuất lương thực, thực phẩm. Vậy là mình có một lợi thế rất lớn trong khi cả thế giới rối ren. Thiên hạ thiếu thì mình “tăng cường”. Thiên hạ cần thì mình “nâng cao”. Thiên hạ mua thì mình bán. Rủi ro của người này nhiều khi là cơ hội của người khác. Sản xuất dư thừa, vừa ăn vừa để dành hổng hết thì bán chứ sao! Bán trong nước cũng được, mà xuất khẩu cũng quá tốt!…

Ông cho rằng, muốn có sức để “đỡ” thì phải dựa vào chất lượng của cái “trụ”. Cái “trụ” đó phải chăng là hàng chục triệu hộ nông dân vốn được xem là trung tâm, là chủ thể của nền nông nghiệp và chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp? Hàng chục triệu hộ nông dân, đa phần là tay lấm chân bùn, làm cách nào tiếp cận được với nền tảng tri thức để năng suất lao động cao hơn, chất lượng nông sản đáp ứng được thị trường thời hội nhập. Hàng chục triệu hộ nông dân đó thế nào là phát triển bền vững, không đánh đổi bằng sự tổn thương thiên nhiên, cộng đồng và bản thân mình để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Hàng chục triệu hộ nông dân phải được đặt đúng vai trò chủ thể, được tham vấn những chính sách nông nghiệp ban hành.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới