Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bị vướng khi đeo thẻ cho tài xế xe ôm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bị vướng khi đeo thẻ cho tài xế xe ôm

Anh Quân

Người hành nghề xe ôm tại TPHCM bắt buôc phải có thẻ hành nghề kể từ ngày 1-1-2011- Ảnh: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Theo đại diện phòng quản lý đô thị các quận, huyện trên địa bàn TPHCM, việc bắt buộc người hành nghề xe ôm phải đeo thẻ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quyết định số 71/2010 của UBND TPHCM ban hành ngày 17-9, còn rất nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ trước khi đưa vào thực hiện vào ngày 1-1-2011.

Đây là ý kiến của các quận, huyện tại buổi đối thoại với Sở Giao thông vận tải TPHCM về việc áp dụng nghị định 71 diễn ra sáng nay 11-11.

Đại diện phòng quản lý‎ đô thị quận Tân Phú nêu ý kiến, việc các phường, xã phải thống kê số lần chở khách của người hành nghề xe ôm trong từng quý là điều khó thực hiện được, bởi xe ôm là nghề cơ động, khách đi dọc đường rất nhiều. Ngay cả khi có con số thống kê thì con số này cũng chỉ là con số ảo, không phản ánh đúng thực tế. Vị này kiến nghị, chỉ nên báo cáo số người hành nghề xe ôm trên địa bàn mình mỗi năm.

Còn đại diện phòng quản lý đô thị của quận 3 cho rằng, việc quy định các điểm đón, trả khách đối với người hành nghề xe ôm là cũng không khả thi. Bởi việc đón trả khách đối với xe ôm rất linh hoạt, gặp đâu là đi đó. Kể cả trong trường hợp có quy định các điểm, đón trả khách, việc kiểm soát cũng rất khó khăn.

Sau khi nghe ‎ kiến từ phòng quản lý đô thị các quận huyện, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban an toàn giao thông thành phố giải thích, từ nay đến cuối năm sẽ tổ chức lấy ý kiến từ phía người hành nghề xe ôm và các quận huyện, nếu còn những vướng mắc chưa hợp lý sẽ được trình UBND thành phố sửa đổi trước khi đưa vào thực hiện.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, ông Tường cho biết, những người hành nghề xe ôm sẽ được UBND phường, xã cấp cho một phiếu đăng ký điền đầy đủ thông tin, sau đó, phường xác nhận rồi gửi lên Sở Giao thông vận tải để tiến hành in thẻ. Mọi chi phí in thẻ được trích từ kinh phí của Ban an toàn giao thông TPHCM nên người lái xe không phải trả chi phí làm thẻ. Thẻ có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.

Ông Tường cũng cho biết thêm rằng, sau khi quyết định có hiệu lực thực hiện nếu những người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính được quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện hành. Trong trường hợp tái phạm nhiều lần có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

Hồ sơ cấp biển hiệu hoạt động bao gồm:

– Đơn đăng ký (theo mẫu quy định)

– Bản sao giấy phép lái xe

– Bản sao giấy chứng minh

– Bản sao sổ hộ khẩu (nếu không có hộ khẩu phải có KT3 hoặc sổ tạm trú)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới