Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ Giáo dục ‘xả van’ phút 89

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ Giáo dục ‘xả van’ phút 89

Đức Tâm

Bộ Giáo dục 'xả van' phút 89
Thi cử không chỉ là nỗi lo riêng của sinh viên – Ảnh chụp phụ huynh đặt câu hỏi trong một buổi tư vấn tuyển sinh 2015 – Đức Tâm

(TBKTSG Online) – Cuối buổi sáng 22-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quyết định cho phép thí sinh có thể truy cập dữ liệu để xem điểm của mình từ tám trang web thuộc các trường đại học tổ chức cụm thi trung học phổ thông quốc gia 2015, thay vì độc quyền cung cấp thông tin như thông báo trước đó. Đây được xem như biện pháp "xả van" ở phút 89 giúp giải toả áp lực cho thí sinh và phụ huynh và cho cả Bộ Giáo dục.

Trước đó, ngày 17-7 Bộ Giáo dục gửi công văn đến các trường Đại học tổ chức cụm thi yêu cầu không được công bố điểm thi dù đã chấm xong và đã có kết quả. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có duy nhất Bộ GD&ĐT được quyền công bố điểm thi.

Điều này gây nhiều thắc mắc từ các trường đại học và đặc biệt sự lo lắng từ thí sinh lẫn phụ huynh bởi với việc có hơn một triệu thí sinh dự thi, và nếu cộng cả gia đình, thì có thể xảy ra tình huống hàng triệu người cùng truy cập vào trang web của Bộ, gây tắc nghẽn, sập trang web.

Lo lắng này không phải vô cớ khi nguyên sáng 21-7, một ngày sau khi Bộ nhận được dữ liệu điểm thi từ các trường đại học, trang web của Bộ GD&ĐT hoàn toàn bị tê liệt không thể truy cập được. Càng đáng lo lắng hơn khi trả lời báo Vnexpress ngày 21-7, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, phát biểu: “Khi thiết kế cổng thông tin tra cứu, chúng tôi đã phải tính toán để bảo đảm việc thông suốt dữ liệu. Tất nhiên để bảo đảm truy cập 24/7, hay 24/3 (chỉ 3 ngày đầu tiên thí sinh truy cập nhiều) được thông suốt thì chúng tôi không dám chắc.”

Đặt trong bối cảnh như vậy, quyết định từ bỏ sự độc quyền cung cấp thông tin điểm thi của Bộ GD&ĐT như một cách xả van đến vào phút cuối, giúp giải tỏa lo lắng của bao người.

Từ quyết định này, có thể thấy, dù không trực tiếp nói ra, Bộ đã nhận ra những bất cập của mình và sửa chữa kịp thời vì lợi ích chung của thí sinh.

Đây là một điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên mọi chuyện sẽ đáng hoan nghênh hơn rất nhiều nếu như Bộ tính toán cẩn thận, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định của mình thay vì chơi trò ú tim với mọi người như những ngày vừa qua.

Đến giờ, hiện còn quá sớm để có thể đánh giá việc đổi mới kỳ thi năm nay có đem lại thành công như mong đợi hay không. Nhưng dẫu có thành công thì đây chỉ là một thay đổi rất nhỏ trong lộ trình đổi mới giáo dục mà Bộ cần thực hiện. Một trong những thách thức lớn trên lộ trình đó là làm thế nào sinh viên ra trường không trở thành nhóm đối tượng thất nghiệp cao nhất, mà có thể tìm kiếm việc làm phù hợp chứ chưa dám nghĩ đến mục tiêu cao xa là sinh viên “tự tạo việc làm cho mình” mà Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu trong phiên báo cáo Quốc hội ngày 12-6-2015.

Mời xem thêm:

Sinh viên ra trường, thanh niên thất nghiệp nhiều nhất

Sẽ đào tạo cho sinh viên kỹ năng tự tạo việc làm

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới