Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ Giao thông Vận tải ký hợp đồng bảo trì đường sắt 2.821 tỉ đồng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ Giao thông Vận tải ký hợp đồng bảo trì đường sắt 2.821 tỉ đồng

Lê Anh

(KTSG Online) – Chiều 24-5, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã ký kết hợp đồng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước với tổng giá trị hợp đồng là 2.821 tỉ đồng.

Bộ Giao thông Vận tải ký hợp đồng bảo trì đường sắt 2.821 tỉ đồng
Công nhân bảo trì hạ tầng đường sắt Bắc – Nam – Ảnh: Lê Vinh

Sau gần một tuần Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021, chiều 24-5, Bộ GTVT đã ký hợp đồng bảo trì với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Theo hợp đồng được ký kết, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021; đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác.

Sau khi ký hợp đồng, trong vòng 5 ngày làm việc, Bộ GTVT sẽ tạm ứng cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 50% giá trị phần công việc.

Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 1-1-2021 đến ngày 21-12-2021, với tổng giá trị hợp đồng là 2.821 tỉ đồng.

Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu sau khi hợp đồng được ký kết, hai bên khẩn trương triển khai bảo trì hạ tầng đường sắt nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi, thu nhập, đảm bảo đời sống cho người lao động ngành đường sắt.

Trước đó, hôm 19-5, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 636/TTg-CN, yêu cầu Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trước ngày 24-5-2021.

Sở dĩ đến nay vốn bảo trì đường sắt mới được giao vì vướng Điều 49 của Luật Ngân sách nhà nước (Bộ GTVT chỉ giao dự toán và đặt hàng các doanh nghiệp thuộc bộ này). Trong khi đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được chuyển sang Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ năm 2018. Vì vậy, việc giao vốn đã tranh cãi suốt mấy tháng qua, chỉ đến khi Thủ tướng Chính phủ ra văn bản đưa về Bộ GTVT thì mọi việc mới được thực hiện.

Mời xem thêm:

Lại tranh cãi quanh quyền phân bổ 2.800 tỉ đồng cho ngành đường sắt

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới