Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ LĐTB&XH có chỉ số cải cách hành chính thấp nhất

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ LĐTB&XH có chỉ số cải cách hành chính thấp nhất

Minh Đức

Bộ LĐTB&XH có chỉ số cải cách hành chính thấp nhất
Đà Nẵng và Ngân hàng Nhà nước có chỉ số CCHC cao nhất – Ảnh: Chinhphu.vn

(TBKTSG Online) – Ngân hàng Nhà nước đạt Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 cao nhất với kết quả là 92,68%; trong khi đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có kết quả thấp nhất với 71,91%, theo một báo cáo của Bộ Nội vụ.

Chiều ngày 30-5, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác cải cách hành chính (CCHC) 6 tháng đầu năm 2017 và công bố Chỉ số CCHC các bộ, ngành, địa phương năm 2016 (PAR INDEX 2016).

Theo Bộ Nội vụ, trên cơ sở tổng hợp kết quả và điểm điều tra xã hội học, bộ đã phân tích, xây dựng báo cáo và thông qua Hội đồng thẩm định.

Trên cơ sở thống nhất, đề xuất của Hội đồng thẩm định, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1868 ngày 26-5 về việc phê duyệt và công bố Chỉ số CCHC năm 2016 của các bộ, ngành, địa phương.

Cụ thể, kết quả Chỉ số CCHC năm 2016 của các bộ chia thành 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80% gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nhóm thứ 2 đạt kết quả Chỉ số CCHC từ trên 70% đến dưới 80% gồm Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Thanh tra Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 80,94%. Không có bộ nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 70%. Có 8 bộ có Chỉ số CCHC năm 2016 trên mức trung bình đạt được của 19 bộ.

Ngân hàng Nhà nước đạt Chỉ số CCHC năm 2016 cao nhất với 92,68%, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thấp nhất với 71,91%. Khoảng cách giữa bộ đạt chỉ số cao nhất và thấp nhất là 20,77%.

Về Chỉ số CCHC năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì Đà Nẵng đứng đầu với 90,32%, thấp nhất là tỉnh Hậu Giang với 62,55%.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, Chỉ số CCHC năm 2016 của các tỉnh, thành phố có giá trị trung bình đạt 74,64%. Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng và cũng là địa phương duy nhất có kết quả Chỉ số nhóm A.

Địa phương muốn được phân cấp mạnh

Về CCHC 6 tháng đầu năm 2017, dự thảo Báo cáo của Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ cho biết có sự chuyển biến tích cực so với năm 2016 cả về cải cách thể chế (Chính phủ đã ban hành 69 nghị định điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội) và cải cách về tài chính công (Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập).

Riêng về cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh việc đơn giản thủ tục nộp thuế, bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản và thông quan hàng hóa qua biên giới.
Tuy nhiên, góp ý cho dự thảo báo cáo này, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng công tác cải cách về thể chế vẫn chưa như mong muốn. “Dù hiện tượng nợ đọng văn bản hướng dẫn các quy định của luật đã được cải thiện nhưng vẫn còn”, vị đại diện bộ này nói. Bởi vậy,, trong 6 tháng cuối năm cần phải ưu tiên ban hành 13 thông tư và 10/21 nghị định còn nợ.

Đáng chú ý là Bộ Tư pháp đã chỉ ra một sự khập khiểng trong CCHC. Đó là hiện nay có 14 địa phương đã thành lập trung tâm hành chính công tập trung nhưng lại có đến tới 6 mô hình trung tâm. Vì vậy, Bộ Tư đề nghị Chính phủ nên thống nhất các mô hình nếu không trong tương lai sẽ rất khó chỉ đạo, điều hành.

Tại hội nghị, lãnh đạo nhiều địa phương đều cho rằng công tác CCHC có sự tiến bộ và đang phát triển theo hướng chính phủ điện tử. Tuy nhiên, để công tác chỉ đạo điều hành của địa phương được tự chủ, linh động hơn thì Chính phủ cần phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương trong lĩnh vực tài chính, công tác cán bộ, bộ máy…

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ cho biết tới đây chắc chắn Chính phủ sẽ xem xét phân cấp mạnh cho địa phương. Bởi, như ông dẫn chứng, trường hợp sạt lỡ nghiêm trọng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là do quản lý khai thác các kém hiện quả – bộ, ngành cấp mà địa phương không hay biết, không quản lý được.

Theo Phó thủ tướng, trước mắt các địa phương sẽ được phân cấp quản lý khai thác khoán sản, quản lý rừng… “Nhưng cùng với việc phân cấp quyền quản lý thì trách nhiệm cũng sẽ được nâng lên tương ứng”, ông nói.

Đá Bàn

Mời đọc thêm:

Cải cách thể chế hành chính hiện nay

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới