Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ NN&PTNT sẽ cùng DN nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ NN&PTNT sẽ cùng DN nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Ngọc Hùng

Bộ NN&PTNT sẽ cùng DN nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
Một người dân đang tham quan mô hình cánh đồng mẫu của một công ty. Ảnh: NH

(TBKTSG Online) – Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ kết hợp với các doanh nghiệp để cùng sản xuất giống cá tra, tôm, lúa, phân bón và sau đó chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho người nông dân chứ không để nông dân mày mò tự làm như trước đây.

Theo thông tin được phát đi từ Văn phòng Bộ NN&PTNT sau khi kết thúc Hội nghị các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập diễn ra tại Hà Nội ngày 3-1, Bộ NN&PTNT cho rằng, khoa học và công nghệ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của ngành, mà sự phát triển của khoa học công nghệ chính là sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Vì thế, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị nói trên với mục đích khuyến khích và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Và, để doanh nghiệp không cảm thấy đơn độc trong vấn đề này, Bộ NN&PTNT sẽ bắt tay cùng với các công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp để cùng làm.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ NN&PTNNT Nguyễn Xuân Cường giao cho Tổng cục Thủy sản phối hợp với Công ty cổ phần Hùng Vương xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng con giống chất lượng cao và liên kết tiêu thụ cá tra; Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phối hợp với Tập đoàn Việt Úc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất tôm nước lợ; Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giống cây trồng và phân bón; Viện Di truyền nông nghiệp phối hợp với Đại học Trà Vinh nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong chọn tạo giống dừa và một số loài cây trồng nông nghiệp.

Như vậy, đây có thể xem là mô hình hợp tác công tư, tạo lập mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các viện trường có thế mạnh về khoa học cơ bản nhưng lại không có thế mạnh về việc đưa những công trình nghiên cứu ra thị trường với các công ty có thế mạnh về ứng dụng nhưng không mạnh về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chuyên sâu.

Xem thêm:

>>> Cần gỡ “xin-cho” trong hợp tác đối tác công-tư

>>> Còn nhiều vướng mắc khi thực hiện PPP trong nông nghiệp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới