Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Bộ Tư pháp: Không thể cấm dịch vụ đi xe chung

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Bộ Tư pháp: Không thể cấm dịch vụ đi xe chung

Chí Thĩnh

Bộ Tư pháp: Không thể cấm dịch vụ đi xe chung
Dịch vụ đi chung xe sẽ góp phần giảm chi phí đi lại cho người tiêu dùng (nhờ đi ghép), chỉ cần nhà cung cấp đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách hàng. Ảnh: Grab

(TBKTSG Online) – Theo nội dung góp ý cho dự thảo thay thế Nghị định 86, Bộ Tư pháp cho rằng không thể cấm dịch vụ đi chung xe.

Tại bản góp ý cho dự thảo thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP,  Bộ Tư pháp đề nghị bỏ quy định “Đối với mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết một hợp đồng” (theo khoản 1 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 của dự thảo thay thế Nghị định 86). Bộ Tư pháp cho rằng quy định này là không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải kết hợp nhận vận chuyển nhiều nhóm khách trên một tuyến đường (đi chung xe) để tiết kiệm chi phí.

Trước đó, tại công văn số 2710/BTP-PLDSKT (ngày 3-8-2017) gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Tư pháp đã có ý kiến cụ thể: Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) không có bất kỳ quy định nào hạn chế và cấm dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng. Vì vậy, mọi quy định hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng về số lượng hợp đồng, nội dung hợp đồng khi chưa được Luật GTĐB cho phép chỉ nhằm phục vụ công tác quản lý có thể bị coi là không hợp hiến, hợp pháp.

Việc hạn chế dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng là hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng, không phù hợp với nhu cầu sử dụng xe hợp đồng phục vụ cho việc đi làm, đi học (đưa đón một cách thường xuyên).

Dịch vụ đi chung xe như GrabShare hoặc UberPool là mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam (hiện đã có GrabShare), giúp tiết kiệm chi phí đi lại. Người tiêu dùng có thể chọn dịch vụ đi chung xe, đồng ý đi ghép với khách hàng khác trên một chuyến hành trình có cùng hướng đi.

Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đề nghị xem lại điểm d khoản 1 Điều 7 dự thảo Nghị định: Quy định “Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe không được đón, trả khách thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh (ngoại trừ những vị trí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố)”. Theo Bộ Tư pháp: Quy định này không rõ về mục tiêu quản lý, hạn chế đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện dịch vụ vận chuyển, đưa đoàn cán bộ, công nhân viên theo hợp đồng cho các cơ quan, doanh nghiệp (theo nhu cầu thuê xe hợp đồng của doanh nghiệp).

Trên thực tế, dù Bộ GTVT đã từng “thổi còi”, đưa ra các công văn hoả tốc yêu cầu Grab Việt Nam không cung cấp dịch vụ đi chung xe GrabShare nhưng hiện tại trên ứng dụng Grab vẫn hiển thị giá dịch vụ GrabShare.

Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ GTVT rà soát, đánh giá tổng thể các quy định về kinh doanh vận tải bằng ôtô, kể cả quy định hiện hành trong Luật GTĐB năm 2008; nếu các quy định trong Luật GTĐB không còn phù hợp thì cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật trước khi xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Ngoài ra, Điều 66 Luật GTĐB chỉ quy định 5 loại hình kinh doanh vận tải bằng ôtô như kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; vận tải hành khách bằng xe buýt; vận tải hành khách bằng taxi; vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch như hiện tại có thể còn cứng nhắc, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay, Bộ Tư pháp cho rằng nên sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

Theo kiến nghị trước đó của Sở GTVT Hà Nội, dịch vụ đi chung xe (như GrabShare) ghép các hành khách có cùng hành trình vào một chuyến xe (chia sẻ hành trình). Do vậy, tối ưu hóa hiệu quả vận hành xe và giảm số lượng xe lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, dịch vụ này chưa có các biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe, bảo vệ quyền lợi của hành khách; không phù hợp với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT (ngày 7-1-2014) của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, không nằm trong Kế hoạch triển khai thí điểm ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT và hiện nay chưa có quy định quản lý đối với hình thức vận tải này.

Mời đọc thêm

Bộ GTVT yêu cầu không triển khai dịch vụ đi chung xe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới