Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cá chết trắng bè, có thể kiện ai?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cá chết trắng bè, có thể kiện ai?

Đá Bàn

Cá chết trắng bè, có thể kiện ai?
Sau đêm 4-1-2016, cá chết nổi trắng mặt nước Ảnh: tuoitre.vn

(TBKTSG Online) – Hiện tượng “cá chết trắng bè” trên sông Cái (một nhánh sông Đồng Nai đoạn qua xã Hiệp Hòa, Biên Hòa) trong những ngày đầu năm 2016 đã gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho các hộ nuôi. Liệu các hộ này có thể khiếu kiện?

Theo ông Châu Văn Hiệp, Chủ tịch Hội nông dân xã Hiệp Hòa, sự việc cá trong các bè nuôi (của người dân) trên sông Cái đột ngột chết đồng loạt xảy ra hôm 4-1-2016. Khảo sát cho thấy có đến 270 bè cá (của 215 hộ) có cá chết… “Tuy số lượng cá chết chưa thống kê được nhưng ước thiệt hại cho người nuôi hàng chục tỉ đồng”, ông nói.

Được biết, ngay sau hiện tượng cá chết, Phòng Kinh tế thành phố Biên Hòa đã lấy mẫu nước sông Cái để xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân. Hiện kết quả xét nghiệm chi tiết chưa có nhưng kiểm tra nhanh cho thấy nước thiếu ô xy.

Chi cục nuôi trồng thủy sản Đồng Nai nhận định hiện tượng cá chết có thể do thời điểm này nước sông Đồng Nai đang cạn, lưu lượng nước ít, dòng chảy thấp nên lượng ô xy giảm, trong khi đó các hộ nuôi cá mật độ lại quá dày, lượng thức ăn thừa tích tụ lâu ngày dưới đáy phát sinh mầm bệnh khiến cá bị ngộp…

Tuy nhiên, các hộ dân nuôi cá cho biết không chỉ cá trong bè chết mà cá ngoài tự nhiên cũng chết nên họ nghi ngờ cá chết là do nước sông Cái ô nhiễm; và hiện tượng cá chết đột ngột, đồng loạt như thế có thể do các nhà máy (nào đó) xả thải ra sông Cái.

Theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng, để tìm công bằng cho các hộ nuôi cá bè trên sông Cái, các cơ quan chức năng thành phố Biên Hòa cần phải nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây cá chết hàng loạt là gì?

“Nếu có cơ sở để kết luận do một đơn vị nào đó gây ô nhiễm dẫn đến cá chết thì doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm bồi thường. Mức bồi thường do hai bên – các hộ nuôi cá và doanh nghiệp – thỏa thuận dựa trên các thiệt hại thực tế của người dân. Nếu không thương lượng được thì các hộ nuôi cá bị thiệt hại có quyền khởi kiện doanh nghiệp đó tại tòa án”, ông Hưng nói.

Luật sư Hưng cho rằng, các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm đối với chất lượng nguồn nước và trách nhiệm phòng, chống các hành vi vi phạm về luật thủy sản, nhưng trách nhiệm này không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho người dân, nên nhà nước không phải là đối tượng khởi kiện đòi bồi thường.

Tuy nhiên, người dân có quyền khiếu nại về hành xử thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức có liên quan đến thiệt hại này. Bởi vì, được biết, năm 2015 các cơ quan nhà nước tỉnh Đồng Nai đã thu phí bảo vệ môi trường gần 7 tỉ đồng, trong đó chất thải rắn 3,873 tỉ đồng, nước thải công nghiệp 2,718 tỉ đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới