Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cá tra quá cỡ đã mua gần hết theo đúng cam kết

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cá tra quá cỡ đã mua gần hết theo đúng cam kết

HV tổng hợp

Cho cá ăn – Ảnh: TC.

(TBKTSG Online) Cá tra quá cỡ tồn đọng trong nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đã được mua theo đúng cam kết của các doanh nghiệp chế biến thủy sản hội viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).

>>Cá tra thời… “treo ao”

>>Giá cá tra tiếp tục giảm

>>Băn khoăn chuyện mua cá tra theo giá sàn

>>Nghịch lý cá tra: Xuất khẩu tăng giá, nội địa giảm giá

Theo nhận định của Vasep, các doanh nghiệp đã mua gần hết cá tra quá cỡ để chế biến như đã cam kết, chỉ có một số ít doanh nghiệp “bẻ kèo” do có khó khăn về tài chính cũng như thị trường xuất khẩu. Hiện chỉ còn tồn đọng cá quá cỡ của đại đa số các hộ nuôi tự phát, không có sự liên kết với doanh nghiệp và sử dụng thức ăn tự chế nên cá không đạt chất lượng xuất khẩu.

Từ cuối tháng 6 đến nay các thị trường nhập khẩu chính như EU, Mỹ, Úc đồng loạt yêu cầu nhập khẩu cá tra cỡ nhỏ khoảng 3 – 5 oz, tương đương cá từ 650 – 800 gam/con trở xuống, trong khi trước đó các thị trường này vẫn nhập khẩu cá tra cỡ trên 1kg/con, tương đương cỡ xuất khẩu 8 – 10 oz và 10 – 12 oz.

Sự thay đổi đột ngột của nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu cá cỡ nhỏ trong khi cá cỡ lớn lại khó tiêu thụ, giá giảm. Các doanh nghiệp chế biến cá tra nhận định việc nhà nhập khẩu chuyển hướng sang mua cá cỡ nhỏ để thuận tiện cho việc chế biến, đồng thời ngăn chặn tình trạng tăng trọng quá nhiều và gây sức ép về giá đối với các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Việc chuyển đổi yêu cầu của thị trường về cỡ cá đã gây nhiều khó khăn và bị động cho doanh nghiệp khi định mức chế biến cao và đòi hỏi tay nghề công nhân cao trong khi sản lượng cá cỡ nhỏ lại không đủ để chế biến vào thời điểm hiện tại cũng như trong những tháng tiếp theo.

Trong khi đó, lợi nhuận của người nuôi cá cũng bị giảm đáng kể và người nuôi cũng không muốn bán cá ở giai đoạn này vì cá đang lớn, nếu bán sẽ không thu được lãi nhiều.

Một nguyên nhân nữa khiến nguyên liệu cá tra dư thừa trong thời gian qua là do các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu, có sự liên kết với các hộ nuôi theo hình thức nuôi gia công hay ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Vùng nuôi cá của nhà máy hiện chiếm đến 40% diện tích nuôi, 25% diện tích nuôi là của doanh nghiệp hợp đồng với nông dân theo hình thức gia công hoặc liên kết, 35% diện tích nuôi còn lại là của những hộ nuôi cá độc lập có tiềm lực tài chính mạnh.

Vừa qua, khi chính vụ thu hoạch, các doanh nghiệp ưu tiên tiêu thụ “cá nhà”, bên cạnh đó do tài chính khó khăn và thị trường xuất khẩu đang chững lại vào kỳ nghỉ hè nên các doanh nghiệp cũng giảm thu mua cá tồn đọng trong dân để lưu kho như mọi năm.

Theo khảo sát, lượng cá còn tồn đọng trong dân hiện nay tại Đồng Tháp – tỉnh có sản lượng cá tra nuôi cao nhất ĐBSCL – khoảng 8.000 tấn với cỡ từ 0,9 – 1,1 kg/con. Các địa phương khác như An Giang và Cần Thơ còn khoảng 2.000 – 3.000 tấn cá và khoảng 2.000 tấn cho các tỉnh con lại.

Như vậy, với lượng cá khoảng 15.000 tấn còn lại hiện nay của toàn vùng ĐBSCL so với lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu trên 100.000 tấn trong tháng 7 thì rõ ràng không có hiện tượng cá tồn đọng nhiều. Các doanh nghiệp cũng đã cố gắng thu mua cá cỡ lớn (khoảng 30.000 tấn trong tháng 6) như đã cam kết, trừ một số trường hợp ”bất khả kháng” do khó khăn về tài chính và thị trường xuất khẩu.

Giá cá cỡ lớn hiện nay được doanh nghiệp mua khoảng 20.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng so với các tháng trước.

Trà Vinh: 50% diện tích nuôi cá tra “treo ao”

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện nay giá cá tra xuất khẩu tại Trà Vinh ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so đầu tháng 8. Mặc dù giá cá tra tăng trở lại nhưng do lãi suất ngân hàng cao, giá thức ăn nuôi cá tăng liên tục, giá cá biến động thất thường, nên đến thời điểm này bà con tại các huyện Tiểu Cần, Càng Long, Cầu Kè chỉ mới thả nuôi 22 triệu con giống trên diện tích 55 héc ta, giảm 50% so năm 2010.

Điều đáng quan tâm là nguyên liệu cá tra giảm mạnh nhưng các nhà máy chế biến xuất khẩu chủ yếu thu mua cá nguyên liệu có kích cỡ từ 800 gr/con đến 1 kg/con, cá tra quá lứa (trọng lượng hơn 1 kg) rất khó bán, giá rất thấp khoảng 20.000 đồng/kg.

Nguồn: Vasep, TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới