Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cá trên kênh NL-TN chết do ô nhiễm nước cục bộ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cá trên kênh NL-TN chết do ô nhiễm nước cục bộ

Văn Nam

Cá trên kênh NL-TN chết do ô nhiễm nước cục bộ
Cá chết vớt được trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG Online) – Tính đến chiều tối nay (17-5) các đơn vị vệ sinh môi trường đã vớt 14 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại TPHCM sau khi có hiện tượng cá trên kênh này chết từ sáng hôm nay. Nguyên nhân cá chết được cho là nước bị ô nhiễm bùn hữu cơ sinh ra khí độc.

Theo đó, cơ quan chức năng về môi trường cho biết số cá chết vớt được sẽ được thu gom, chuyển về xử lý tại Khu xử lý chất thải Đa Phước ở huyện Bình Chánh.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố thông tin với báo chí chiều tối nay (17-5), nguyên nhân cá chết được cho là do ô nhiễm bùn hữu cơ sinh ra khí độc vì các cơn mưa đầu mùa đã kéo bụi thải, rác rưởi trong các cống rãnh theo nước mưa chảy xuống kênh.

Hiện tượng cá chết vào đầu mùa mưa đã từng ghi nhận xảy ra trong năm 2014, 2015 nhưng năm nay lượng cá chết nhiều hơn. Cá chết chủ yếu là cá rô phi.

Qua quan trắc, cơ quan chức năng phát hiện nhiệt độ nước cao, các chỉ số Ph, NH3, NH4 đều cao hơn ngưỡng cho phép góp phần làm cá chết nhiều hơn mọi năm.

Còn theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, đến 17 giờ chiều nay đã vớt được 14 tấn cá chết và cho đến thời điểm này tiếp tục vớt cá chết.

Ông Trần Văn Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố thì sở dĩ cá chủ yếu chết trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là do đây là tuyến kênh ít liên thông với các tuyến kênh rạch khác nên khả năng lưu thoát nước kém.

Ông Sơn đưa ra giải pháp xử lý trước mắt như sau: Công ty TNHH Môi trường đô thị thành phố chỉ đạo đội làm vệ sinh dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tranh thủ vớt xác cá, rác trên dòng kênh. Trước mắt, chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản sử dụng sản phẩm Zeolite kết hợp vi sinh để xử lý nước ở dòng kênh nhằm giảm ô nhiễm (giảm lượng mùn bả hữu cơ và khí độc) hạn chế cá chết.

Cũng theo ông Sơn, biện pháp căn cơ để giải quyết tình trạng ô nhiểm kênh rạch vào đầu mùa mưa là phải xử lý nước thải ngay từ đầu nguồn trước khi thải ra kênh rạch.

Dưới đây là một số hình ảnh cá trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hôm nay:

Cá chết chủ yếu là cá rô phi. Ảnh: Thành Hoa

 

Cá chết vớt được tính đến nay khoảng 14 tấn. Ảnh: Thành Hoa
Thu gom cá chết chuyển đi xử lý. Ảnh: Thành Hoa

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới