Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Các công ty bán giống biến đổi gen sẽ phải xây NM sản xuất giống

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Các công ty bán giống biến đổi gen sẽ phải xây NM sản xuất giống

Ngọc Hùng

Các công ty bán giống biến đổi gen sẽ phải xây NM sản xuất giống
Một nông dân đang thu hoạch một ruộng bắp GMO đang được trồng ở một tỉnh ĐBSCL. Ảnh: NH

(TBKTSG Online) – Trong thời hạn 4 đến 5 năm, những công ty nào được cấp phép bán giống cây trồng biến đổi gen (GMO) phải xây dựng nhà máy sản xuất giống tại Việt Nam.

Theo một nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang chuẩn bị xây dựng một thông tư có liên quan đến cây trồng biến đổi gen, và một trong những điểm nhấn của thông tư này là bắt buộc các công ty kinh doanh giống bắp GMO phải xây dựng nhà máy sản xuất giống tại Việt Nam.

Mục đích của quy định này là để tránh phụ thuộc vào nguồn giống GMO nhập khẩu và qua đó cũng có cơ sở để quản lý tốt hơn đối với vấn đề giống GMO ở Việt Nam.

Trước đó, ngày 18-3, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 69/QĐ-CT-CLT về việc công nhận và cho trồng rộng rãi ba giống bắp biến đổi gen là NK66 Bt, NK 66 GT và Nk66 BT/GT của Công ty Syngenta. Trước thông tin phải có nhà máy sản xuât giống bắp GMO tại Việt Nam, phía Syngenta cho biết, nếu đó là điều bắt buộc thì công ty sẽ làm theo và đây cũng là một cách để công ty phát đi thông điệp muốn hoạt động lâu dài ở Việt Nam.

Theo Syngenta, tùy theo những diễn biến của thị trường giống bắp GMO trong những năm tới như thế nào mà công ty sẽ thiết kế công suất của nhà máy sản xuất giống bắp GMO cho phù hợp.

Theo phía Syngenta, nếu Bộ NN&PTNT yêu cầu những công ty kinh doanh giống bắp GMO phải có nhà máy sản xuất giống, thì đổi lại, bộ cũng cần có chính sách làm sao để phía công ty có thể thuê được một diện tích đất nông nghiệp đủ lớn để phục vụ cho việc sản xuất giống. “Chúng tôi chỉ sợ không có đất nông nghiệp để sản xuất giống, còn việc đầu tư nhà máy sản xuất giống không phải là vấn đề mà chúng tôi lo ngại,” ông Phạm Đức Tuấn, Giám đốc Pháp chế của Syngenta, cho biết.

Hiện nay, ngoài Syngenta còn có công ty Dekald (Monsanto) cũng đang khảo nghiệm một số giống bắp biến đổi gen. Và nếu không có gì thay đổi, trong thời gian tới những giống bắp GMO của Dakald cũng được cho trồng đại trà trên diện rộng.

Xem thêm

>>> Trồng cây biến đổi gen: Nên để nông dân lựa chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới