Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Các đại gia dùng chiêu thức nào để chia ‘miếng bánh’ gần 7 tỉ đô la trái phiếu?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Các đại gia dùng chiêu thức nào để chia ‘miếng bánh’ gần 7 tỉ đô la trái phiếu?

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Các công ty con trong “hệ sinh thái” của các tỉ phú Việt Nam chiếm phần lớn trong miếng bánh 6,7 tỉ đô la huy động vốn trái phiếu riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm nay.

Kiểm soát rủi ro bong bóng nợ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Doanh nghiệp được vay trái phiếu gấp 5 lần vốn chủ sở hữu

Vì sao nhà đầu tư cá nhân chuộng mua trái phiếu doanh nghiệp?

Cần nguồn tiền, doanh nghiệp chấp nhận vay trái phiếu lãi cao

Các đại gia dùng chiêu thức nào để chia 'miếng bánh' gần 7 tỉ đô la trái phiếu?
Với khoản huy động 12.000 tỉ đồng, Vinhomes dẫn đầu trên thị trường gọi vốn từ phát hành trái phiếu riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm. Nguồn: VHM.

Ngân hàng, bất động sản áp đảo

Báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết trong 6 tháng đầu năm, đã có 818 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của 130 doanh nghiệp, huy động thành công 156.300 tỉ đồng, tỷ lệ phát hành thành công đạt gần 70%.

Chiếm phần lớn trong số này vẫn là ngân hàng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, lần lượt chiếm 30,3% và 29,2% tổng giá trị phát hành từ đầu năm đến nay. Trong đó đáng chú ý là các công ty bất động sản tiếp tục đẩy mạnh phát hành, với lượng phát hành tương đương gần 80% cả năm ngoái.

Trong lĩnh vực ngân hàng, dẫn đầu là BIDV với 34 đợt phát hành, huy động tổng vốn lên tới 15.168 tỉ đồng, tiếp theo là HDBank (8.500 tỉ đồng) và VPBank (7.000 tỉ đồng).

Phía bất động sản thì dẫn đầu phải kể đến Vinhomes huy động lên tới 12.000 tỉ đồng qua 71 đợt phát hành. Tiếp theo là Công ty Bất động sản TNR Holdings với 9.716 tỉ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Sovico huy động 8.000 tỉ đồng.

Nguồn: HNX

Tỉ phú gọi vốn nhiều từ trái phiếu

Thống kê các doanh nghiệp phát hành nhiều trái phiếu trong nửa đầu năm nay đều có liên quan đến các đại gia trên thương trường Việt Nam, dưới hình thức huy động trực tiếp từ tập đoàn hoặc qua các công ty nằm trong “hệ sinh thái”.

Điển hình như tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng. Ngoài khoản vay trái phiếu lớn nhất trên thị trường của Vinhomes, tập đoàn này cũng huy động thêm cho Công ty cổ phần Phát triển Thành phố Xanh (2.000 tỉ đồng) và Vincom Retail (1.050 tỉ đồng).

Tiếp theo là nhóm doanh nghiệp có liên quan đến tập đoàn TNR của ông Trần Anh Tuấn và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ngoài Công ty Bất động sản TNR Holdings, các công ty thành viên khác như Công ty cổ phần Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL cũng huy động gần 3.900 tỉ đồng, hay Ngân hàng MaritimeBank huy động 1.000 tỉ đồng trong 6 tháng vừa qua.

Nhóm doanh nghiệp tiếp theo là của nữ tỉ phú đô la Nguyễn Thị Phương Thảo, với tập đoàn Sovico, Địa ốc Phú Long và Ngân hàng HDBank (huy động 8.500 tỉ đồng, chỉ xếp sau BIDV trong 6 tháng đầu năm nay).

Ngoài ra còn có tỉ phú Nguyễn Đăng Quang của tập đoàn Masan, với các thương vụ huy động vốn cho Vincommerce (3.000 tỉ đồng) và Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (2.210 tỉ đồng).

Trong số các khoản huy động vốn của các đại gia này, nhiều khoản vay có kỳ hạn ngắn từ 1-2 năm, nhưng cũng một số khoản vay có kỳ hạn trung và dài hạn, phục vụ cho các dự án trong tương lai.

 

Tăng gọi vốn từ phát hành trái phiếu nói chung (từ thị trường quốc tế và nội địa) và trái phiếu riêng lẻ nói riêng là một trong những hướng đi của các đại gia trong thời gian gần đây, điển hình có thể kể đến trường hợp của Novaland như TBKTSG Online đã phân tích trước đây.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bất ngờ diễn ra thì tình hình huy động vốn trên thị trường cũng đã thay đổi. Ngân hàng thì hạn chế đẩy tín dụng trong khi lãi suất huy động có xu hướng giảm. Nhiều nhà đầu tư cá nhân và các định chế tài chính cũng tham gia thị trường phát hành trái phiếu sơ cấp và thứ cấp nhiệt tình hơn.

Trước đó, một lãnh đạo cấp cao của công ty chứng khoán có thị phần môi giới TOP 3 nhận định rằng trái phiếu doanh nghiệp là một sản phẩm tốt, vì thực sự kết nối được nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nhu cầu sinh lời của nhà đầu tư. Do đó, mục tiêu của công ty chứng khoán này trong thời gian tới là vẫn sẽ đẩy mạnh "gói sản phẩm trái phiếu" cho nhà đầu tư với tiêu chí lựa chọn công ty là "lành mạnh và an toàn".

Dù vậy, việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp quá “nóng” đã dẫn tới sự lo ngại về tình trạng “bong bóng nợ”. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2020, nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018, đối với trường hợp phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng chặt chẽ, thận trọng hơn nhằm lành mạnh hóa, kiểm soát rủi ro thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới