Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Các nhà máy điện than của Việt Nam ứng dụng công nghệ giảm phát thải ra sao?

Song Nghi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Việc Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (Thanh Hóa) hoàn thành và chính thức vận hành vào tuần qua đã trở thành một trong những sự kiện lớn của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam. Ngoài kỳ vọng cung cấp điện sinh hoạt cho 6 triệu hộ gia đình, nhà máy còn là một trong những dự án đi theo hướng ứng dụng công nghệ giảm ô nhiễm, trong mục tiêu giảm dần phát thải ra môi trường.

Để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than mới từ sau 2030. Đến năm 2045, nhiệt điện than sẽ giảm còn 13,2% tổng công suất các nhà máy điện so với mức 45,6% (118 tỉ kWh) hiện nay.

Công nghệ giảm ô nhiễm được ứng dụng tại các dự án nhiệt điện than mới ở Việt Nam. Chiều 28-8, phát biểu tại lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, ông Hirohide Sagara, Tổng giám đốc Công ty TNHH điện Nghi Sơn 2 cho biết, nhà máy đang sử dụng công nghệ siêu tới hạn tiên tiến nhất hiện nay.

Công nghệ này cho phép tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và giảm khí phát thải, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn của Việt Nam, giảm thải khí CO2 ra môi trường, phù hợp với cam kết hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 có công suất 1.200 MW với tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỉ đô la, sản lượng điện sản xuất đạt từ 7-8 tỉ kWh/năm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới