Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Các trung tâm tài chính quốc tế hiện hữu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Các trung tâm tài chính quốc tế hiện hữu

TS. Trần Thị Quế Giang(*)

(TBKTSG) – Một trung tâm tài chính có thể thuộc một hoặc nhiều loại hình khác nhau và các chuyên gia có thể không hoàn toàn thống nhất trong việc phân định trung tâm tài chính này thuộc về nhóm nào và thứ hạng trong nhóm ra sao.

Đâu là thách thức khiến TPHCM chưa thành trung tâm tài chính?

TPHCM muốn trở thành trung tâm tài chính của khu vực

Các trung tâm tài chính quốc tế hiện hữu
Một trung tâm tài chính có thể thuộc một hoặc nhiều loại hình khác nhau. Ảnh minh họa Reuters.

Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận vị trí trung tâm tài chính toàn cầu (Global Financial Center – GFC) của London và New York, nơi tập trung hầu hết các trụ sở ngân hàng và công ty quốc tế hàng đầu, hoạt động trên mọi loại thị trường tài chính, cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ tài chính cho đối tượng khách hàng rộng rãi khắp toàn cầu.

Bên cạnh đó là Hồng Kông và Singapore, cũng có thể coi là GFC xét về quy mô và danh tiếng hoặc trung tâm tài chính khu vực (Regional Financial Center – RFC) xét về tỷ trọng các giao dịch theo khu vực và mức độ ảnh hưởng địa lý. Đây là các trung tâm tài chính quốc tế (International Financial Center – IFC) cửa ngõ của khu vực châu Á, đặc biệt là Hồng Kông với vai trò cầu nối vào thị trường Trung Quốc.

Dubai, IFC mới nổi trong thập kỷ gần đây được coi là RFC cửa ngõ của khu vực Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Cùng nhóm RFC có thể kể đến các trung tâm tài chính khác như Paris, Frankfurt, Tokyo, Sydney…

Các trung tâm tài chính quốc tế này có danh tiếng lâu đời, có quy mô và mạng lưới khách hàng, các tổ chức tài chính rộng khắp thế giới nhưng nếu xét trên mức độ ảnh hưởng và tỷ trọng giao dịch thì có thể gọi một cách chính xác hơn đây là các trung tâm tài chính quốc tế lớn thuộc khu vực địa lý tương ứng (chứ không phải RFC với vai trò là nơi trung chuyển vốn của toàn khu vực bởi phạm vi phục vụ nhu cầu tài chính của các nước láng giềng khá giới hạn).

IFC Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến tuy có thứ bậc cao trong trong tốp 10 GFCI 26 (Global Financial Center Index, tháng 9-2019) nhưng chủ yếu là dựa vào quy mô thị trường nội địa và phục vụ nhu cầu quốc gia nên có thể được xếp vào nhóm DFC, các trung tâm tài chính nội địa (cho dù dòng vốn có thể xuyên biên giới, các nhà đầu tư có thể đến từ khắp nơi trên thế giới).

Nhiều trung tâm tài chính quốc tế tên tuổi như Luxembourg, Zurich, Hà Lan, British Virgin Islands, Bermuda, Cayman Island, Dublin… có thứ hạng khiêm tốn hơn trong GCFI 26 bởi quy mô nhỏ nhưng đối tượng phục vụ đa dạng, rộng khắp thế giới.

Các trung tâm tài chính này thuộc nhóm trung tâm tài chính hải ngoại (OFC), nơi thường cung cấp dịch vụ đặc thù như né thuế, chuyển lợi nhuận, quản lý tài sản và ngân hàng tư nhân cho khách hàng quốc tế (Hồng Kông và Singapore cũng thuộc cả nhóm OFC này).

(*) Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới