Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

“Cách mạng xanh” tác động thế nào đến giá đồng?

Nguyễn Phán

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

LTS: Tác giả bài viết này đã từng bàn về việc tại sao giá dầu khó có thể xuống trong thời gian tới trong bài Đen là màu xanh mới. Cuộc chạy đua năng lượng sạch sẽ tạo nên một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nếu định hướng bị sai lệch, đồng nghĩa với các nguồn năng lượng cũ vẫn sẽ giữ vị trí chủ chốt. Nhưng cuộc chạy đua năng lượng sạch cũng được nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ có lợi cho các loại khoáng sản liên quan.

Trước hết phải phân biệt được đâu là động lực thật thúc đẩy giá đồng. Có hai yếu tố chính tác động đến giá đồng: (1) mạng lưới điện xuống cấp trầm trọng ở phương Tây và (2) cuộc chạy đua về xe điện. Nếu ai quan tâm tới cuộc đua này, sẽ biết tất cả các công ty sản xuất ô tô ở Đức đồng loạt đưa ra mục tiêu sản xuất hoàn toàn xe điện vào năm 2025. Ai cũng biết các công ty như Volkswagen và Daimler AG có mối quan hệ khăng khít với quân đội và Chính phủ Đức. Nếu khủng hoảng nguồn cung dầu tới gần, Đức không muốn bị tụt hậu trong cuộc đua năng lượng.

Không chỉ có Đức, Ảrập Saudi cũng tham gia vào cuộc đua này với Lucid Motors. Khi quốc gia xuất khẩu dầu đầu tư vào xe điện, thì cách giải thích lý do đằng sau sẽ tùy thuộc vào suy nghĩ và góc nhìn của từng nhà phân tích.

Vậy còn các doanh nghiệp bảo thủ như Nhật Bản thì sao? Mặc dù Honda và Toyota hiện chưa có động thái đưa ra mục tiêu chuyển hẳn sang xe điện, thì CEO Nissan Makoto Uchida phát biểu rằng: “Dịch bệnh làm cho chúng ta có ý thức hơn vào tương lai. Định hướng hiện tại là phải chú ý tới biến đổi khí hậu. Mặc dù điện hóa là một xu hướng của ngành xe hơi, tốc độ áp dụng công nghệ điện hóa đã bắt đầu tăng tốc trong thời gian gần đây”.

Vậy thì cuộc “cách mạng xanh” này sẽ tiêu tốn bao nhiêu khoáng sản đồng?

– So với xe chạy xăng, chỉ sử dụng 20 ki lô gam đồng, thì xe chạy điện cần khoảng gần 80 ki lô gam.

– Một cối xay gió tạo điện năng cỡ 3 MW cần 4 tấn đồng.

– Điện gió trên cạn cần 3.175 tấn đồng cho 1 MW.

– Điện gió trên biển cần 9.071 tấn đồng cho 1 MW.

– Điện mặt trời cần 5,5 tấn đồng cho 1 MW.

– Tính riêng Bắc Mỹ, điện mặt trời sẽ cần khoảng 910.000 tấn đồng.

– IEA tính rằng nguồn cung đồng phải tăng 7 lần để đạt được mục tiêu Net Zero.

Vậy thì nguồn cung đồng được dự báo như thế nào? Goldman Sachs cho rằng nguồn cung đồng sẽ thâm hụt sau năm 2024 khi các mỏ đồng hiện tại đã được nâng cấp tối đa làm tốc độ khai thác sẽ chậm dần và giá thành khai thác sẽ tăng dần (hình 1). Trong khi đó, số tiền bỏ vào để khai thác đồng và quặng thấp hơn nhiều so với đỉnh năm 2009 (hình 2). Như vậy, chi phí đầu tư CAPEX sẽ thấp hơn khoảng 30% so với đỉnh của chu kỳ giá đồng lần trước, trong khi cổ tức tăng hơn 100% cho chu kỳ sau này. Khi cổ tức lớn hơn CAPEX, giá đồng sẽ chỉ có tăng cho tới khi phương trình đó đổi dấu, đồng nghĩa với việc nguồn cung bị tụt lại trong nhiều năm trước khi nguồn cung khác có thể thế chỗ.

Theo dự báo của Fitch, tổng sản lượng các mỏ đồng toàn cầu sẽ tăng khoảng 3,7%/năm từ đây cho tới năm 2030. Trong khi đó, Morgan Stanley dự báo rằng nhu cầu sử dụng đồng tăng 7% mỗi năm trong cùng khoảng thời gian trên.

Hình 3 cho thấy các mỏ đồng lớn trên thế giới và sản lượng của chúng từ năm 2020-2024. Trong đó:

– Ở Chile, công trình Spence của BHP đang bắt đầu đi vào khai thác. Escondida cũng có khả năng tăng công suất vào năm 2023. Trong khi đó, công trình Quebrada Blanca cũng đã đi vào giai đoạn 2 và có khả năng đi vào hoạt động vào nửa cuối năm sau.

– Ở Peru, mỏ Quellaveco của Anglo American đã sẵn sàng đi vào hoạt động vào năm sau.

– Ở Congo, mỏ Kamoa-Kakula mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động và là mỏ lớn đầu tiên sau mỏ Las Bambas của Peru.

Nhưng chừng đó là chưa đủ, vì các mỏ này nếu khai thác với công suất để bắt kịp nhu cầu từ đây tới năm 2024, thì sau năm 2025, nguồn cung sẽ là không đủ để chạy theo nhu cầu năng lượng sạch (hình 4).

Vậy còn những kế hoạch để khám phá các mỏ đồng mới thì sao? Chi phí khám phá khác hẳn so với chi phí CAPEX. Nếu CAPEX giảm 30%, thì chi phí khám phá mỏ giảm 60%, từ 4,5 tỉ đô la Mỹ năm 2012 xuống còn gần 1,7 tỉ đô la năm 2020. Như vậy, sẽ quay lại vấn đề y như dầu và than, khi những nguồn cung không thể đi vào khai thác nhanh chóng, còn nhu cầu thì ngày càng tăng.

Kỳ sau sẽ đi vào các vấn đề về nguồn cung khác, vai trò của Trung Quốc, và phân tích sâu nhu cầu đồng của cuộc cách mạng xanh.

Mặc dù đã tụt khỏi đỉnh, nhiều loại khoáng sản đã tăng giá kỷ lục trong năm nay khi kinh tế toàn cầu bật ngược lại sau Covid-19, với việc chính quyền các nước đẩy mạnh chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng trong khi chuỗi cung ứng gặp nhiều vấn đề. Một trong số đó là giá đồng, nguyên liệu dùng trong xây dựng và sản phẩm dẫn điện, tăng gần gấp đôi trong 12 tháng lên tới 10.762 đô la Mỹ/tấn.Nhưng nhiều công ty khai thác lại rụt rè trong việc đầu tư vào các dự án mới, vì các nhà đầu tư muốn được trả cổ tức cao hơn với lý do rằng các công ty khai thác đã phung phí vốn quá nhiều trong chu kỳ khoáng sản trước. Sự rụt rè này đang tạo một áp lực vô hình lên nguồn cung trong thời gian tới.“Chúng ta bắt đầu nhìn thấy những nút thắt hiện hình trên chuỗi cung ứng của các loại khoáng sản thiết yếu cho quá trình chuyển tiếp năng lượng như đồng và platinum vì nguồn cung hiện tại là chưa đủ để lấp đầy khoảng cách cung cầu”, theo lời CFO của Công ty Anglo American Stephen Pearce.Alistair MacDonald, WSJ, 25-5-2021

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới