Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cách nào để giữ giá cà phê?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cách nào để giữ giá cà phê?

Lê Đình Trị Lê

Nông dân trồng cà phê rất cần những thông tin dự báo bài bản, chuyên nghiệp-Ảnh: TL.

Sau khi Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đăng bài “Giá cà phê và … World Cup”, tòa soạn đã nhận được ý kiến của độc giả Lê Đình Trị Lê ở Dak Lak. Tòa soạn xin giới thiệu bài viết góp ý thêm về chuyện dự báo và đối phó với biến động giá cà phê này.

Khuyng hướng biến động giá trên thị trường cà phê thế giới theo kinh nghiệm của tôi thì thường bị ảnh hưởng các yếu tố như sau:

– Yếu tố thời tiết và cán cân cung cầu: Brazil là nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới nhưng vùng trồng cà phê tập trung vào hướng Đông, nên thường chịu ảnh hưởng thời tiết, chủ yếu là sương giá và sương muối làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng. Vì thế, khi hiện tượng này diễn ra trong thời kỳ cà phê ra hoa thì ngay lập tức các nhà đầu cơ gom hàng vì biết rằng sản lượng sẽ giảm, cán cân cung cầu sẽ lệch và khi đó giá sẽ tăng.

Còn nhớ năm 1995 khi giá cà phê thế giới tăng đột biến lên 2.400 đô la Mỹ/tấn, giá cà phê Việt Nam cũng tăng cực điểm là 42.000 đồng/kg vì những năm trước đó chính phủ Brazil có chủ trương chuyển đổi giống và di chuyển diện tích trồng cà phê về hướng Tây nhằm giảm ảnh hưởng về thời tiết nên sản lượng thiếu tạm thời trong những năm đầu trồng lại.

– Yếu tố tài chính và thị trường toàn cầu: Thị trường cà phê thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các ông trùm tài chính. Những ông trùm này cung ứng vốn cho những nhà đầu cơ, một khi thị trường thế giới biến động, chủ yếu là biến động về giá vàng, giá dầu thô, tỷ giá đồng đô la và euro, bảng Anh, đồng yen… ngay lập tức các quỹ đầu cơ điều chỉnh suất đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhất, và khi đó thường các nhà đầu cơ nhanh chóng bán ra lượng cà phê đang nắm giữ (cà phê giấy), thu tiền làm giá cà phê rớt nhanh.

– Các ảnh hưởng về chính trị, về chiến tranh và những sự kiện lớn trên thế giới như World Cup vừa qua…

Đó là những ảnh hưởng mà các nhà kinh doanh cà phê luôn theo dõi, nhưng những ảnh hưởng này ngày nay hầu như không phải là yếu tố quyết định thị trường mà yếu tố cơ bản là “lợi nhuận của các nhà đầu cơ”. Họ làm giá, ép giá, và tạo những động tác không thật…

Nếu có người thắc mắc rằng với sản lượng cà phê hiện nay (hơn 1 triệu tấn robusta), Việt Nam có điều tiết được thị trường thế giới hay không thì ai cũng nghĩ rằng “có”, vì ta có sản lượng cà phê robusta lớn nhất thế giới. Thế nhưng tại sao cà phê Việt Nam luôn bị các quỹ đầu cơ thao túng giá?

Theo suy nghĩ của tôi, chính sách điều hành về vĩ mô hiện nay chỉ mang tính chữa cháy. Người trồng cà phê lâu nay chủ yếu là tự phát, lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường, luôn nằm trong quy luật được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa.

Vừa qua, Chính phủ đã có chủ trương tạm trữ 200.000 tấn cà phê nhưng khi triển khai thì không đồng bộ, chủ trương đưa ra chậm, mang tính chữa cháy. Nhưng dù sao thì đây cũng là sự can thiệp tích cực, mong rằng chủ trương này sẽ được triển khai ngay trong đầu vụ tới với tất cả các giải pháp đồng bộ và được thực hiện thường xuyên, liên tục. Khi đó Việt Nam sẽ có cơ hội điều tiết được một phần nguồn cung trên thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới