Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cải cách điều kiện kinh doanh bằng chuyển hướng sang hậu kiểm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cải cách điều kiện kinh doanh bằng chuyển hướng sang hậu kiểm

Thùy Dung

(TBKTSG Online) –  Trong thời gian gần đây, việc cắt bỏ các điều kiện kinh doanh chủ yếu được thực hiện dưới hình thức đơn giản hóa. Vẫn còn một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, không đạt hiệu quả quản lý, thiếu sự rõ ràng… từ đó, tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng cần thay đổi cách thức quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh, chuyển mạnh sang hậu kiểm.

Cải cách điều kiện kinh doanh bằng chuyển hướng sang hậu kiểm
Logistics là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhiều điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng – Ảnh: Lê Anh.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Chất lượng điều kiện kinh doanh: vấn đề và kiến nghị" do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và chương trình Aus4reform tổ chức ngày 27-2 tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận, đánh giá hiệu quả cắt giảm số lượng điều kiện kinh doanh thời gian qua; nhận diện về chất lượng điều kiện kinh doanh trong các quy định hiện hành, từ đó đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cải cách điều kiện kinh doanh.

Tại hội thảo, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, thời gian qua, cải cách quy định về điều kiện kinh doanh nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thân thiện với doanh nghiệp là mục tiêu ưu tiên của Chính phủ. Trong giai đoạn 2017-2019, các Bộ, ngành đã rà soát, đề xuất cắt bỏ, đơn giản hóa khoảng 50% số điều kiện kinh doanh để giảm gánh nặng quy định, thủ tục. Nhờ vậy đã giảm thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nghiên cứu về cải cách điều kiện kinh doanh giai đoạn 2017-2019, bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh tại CIEM, cho hay điều kiện kinh doanh được cắt bỏ vẫn chủ yếu dưới hình thức đơn giản hóa; vẫn còn một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, không đạt hiệu quả quản lý, thiếu rõ ràng, tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Theo bà Thảo, các bộ ngành, địa phương mới chỉ cắt bỏ những điều kiện đọc vào đã thấy bất hợp lý, hoặc chưa tạo ra rào cản khó cho doanh nghiệp. Trong khi những điều kiện kinh doanh là rào cản lớn vẫn còn, hoặc các bộ ngành chỉ giảm bớt mức độ khó của văn bản. Hơn nữa, nhiều cải cách chỉ được thực hiện trên giấy, công tác thực thi còn bỏ ngỏ. Chưa kể, có những đề xuất điều chỉnh quy định mà cơ quan soạn thảo không đưa ra được cơ sở khoa học cho đề xuất đó.

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, năm 2017, đơn vị này đã kiến nghị cắt bỏ 3/4 trong số khoảng 4.000 điều kiện kinh doanh tại thời điểm đó. Sau đó, kiến nghị cuối cùng là “cắt giảm và đơn giản hóa" ít nhất 50% điều kiện kinh doanh.

“Nhiệm vụ cải cách này đã giảm đi rất nhiều, mục tiêu không rõ ràng", ông Cung nói. “Đơn giản hóa nhiều lúc chỉ là thay tên, bỏ một nội dung gì đó cũng là đơn giản hoá”.

Bà Thảo cho rằng, thời gian tới, các bộ, ban, ngành cần tạo đột phá mới về cải cách điều kiện kinh doanh bằng cách thay đổi cách thức quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh, chuyển mạnh sang hậu kiểm. Theo đó, doanh nghiệp được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh. Đồng thời, họ tự chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh.

Hoạt động hậu kiểm được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp; thiết lập kênh ghi nhận phản hồi từ doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch và bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp…

Mời đọc thêm:

Cắt giảm điều kiện kinh doanh đã thực chất?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới