Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cái giá của thương hiệu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cái giá của thương hiệu

Công Nhân

(TBKTSG) – Tuần trước nhiều doanh nghiệp đóng tàu tại Hải Phòng đề nghị được gỡ bỏ thương hiệu Vinashin trong tên của mình. Đây là những doanh nghiệp liên doanh, liên kết với Vinashin những năm trước và Vinashin góp vốn bằng thương hiệu.

Lúc liên kết, được gắn tên Vinashin, những doanh nghiệp này đã “hứng” được những hợp đồng do tập đoàn chuyển giao, một cách danh chính ngôn thuận. Nay cũng chính thương hiệu Vinashin gây khó khăn cho họ khi các ngân hàng từ chối cho vay, khách hàng tránh xa.

Không rõ Vinashin, trong thời “hưng thịnh” của mình, đã có những bí quyết lách luật nào mà hàng trăm công ty liên kết, góp vốn bằng thương hiệu như thế đã ra đời. Cho đến nay Bộ Tài chính vẫn không cho phép doanh nghiệp góp vốn bằng thương hiệu.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là tài sản. Đây cũng là thông lệ quốc tế; ví dụ như Microsoft hay Coca-Cola, được đánh giá có thương hiệu trị giá cả chục tỉ đô la nhưng trong bảng cân đối kế toán của họ, không bao giờ có ghi nhận khoản tài sản này. Chỉ khi doanh nghiệp bán lại hay sáp nhập vào một doanh nghiệp khác, chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị bán lại mới được ghi nhận thành tài sản vô hình của doanh nghiệp mới.

Việc góp vốn bằng các tài sản vô hình khác như bản quyền, bằng sáng chế, bí quyết công nghệ… lại là chuyện khác – hoàn toàn hợp lệ.

Điều đáng nói là, bất kể những tranh luận chung quanh doanh nghiệp có quyền góp vốn bằng thương hiệu hay không, việc các doanh nghiệp ở Hải Phòng muốn “chia tay” với Vinashin về mặt thương hiệu là một bài học điển hình về giá trị thương hiệu. Nó có thể rất lớn mà cũng có thể là gánh nặng trong một sớm một chiều.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới