Thứ Hai, 27/03/2023, 17:48
33 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Cấm doanh nghiệp tự tổ chức giao dịch cà phê kỳ hạn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cấm doanh nghiệp tự tổ chức giao dịch cà phê kỳ hạn

Nhân viên Techcombank, nhà môi giới giao dịch với thị trường giao dịch kỳ hạn cà phê London, đang giới thiệu cách thức giao dịch  – Ảnh: HỒNG VĂN

(SGTO) – Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak Lữ Ngọc Cư đã ký chỉ thị vào hôm nay (30-10), nghiêm cấm các doanh nghiệp tự tổ chức làm đầu mối giao dịch mua bán cà phê với các sàn giao dịch nước ngoài cho các thương nhân, đại lý và nông dân trên địa bàn tỉnh.

“Nhiều doanh nghiệp và cá nhân không đủ điều kiện đăng ký giao dịch với các sàn giao dịch cà phê nước ngoài thông qua các ngân hàng làm môi giới được Nhà nước cấp phép, nên họ tìm cách giao dịch thông qua các đầu mối là các doanh nghiệp đủ điều kiện đăng ký”, ông Cư nói với SGTO sáng nay.

Ông khẳng định phần lớn các đại lý và nông dân chưa phân tích được các diễn biến của thị trường thế giới, khả năng dẫn đến rủi ro cao khi tham gia giao dịch. Do vậy, chỉ thị cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp đứng ra làm trung gian tổ chức giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn với nông dân, đại lý.

“Phải bắt buộc ngừng ngay các hoạt động không đúng với ngành nghề theo giấy phép kinh doanh đã được cấp”, ông Cư nói.

Tính đến nay cả nước có ít nhất 50 doanh nghiệp tham gia giao dịch trên thị trường London (International Financial Futures and Options Exchange – LIFFE) để phòng chống rủi ro về giá cho xuất khẩu cà phê thật. Có ba nhà môi giới làm cầu nối là Techcombank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty ATB – công ty có sự góp vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Từ tháng 12-2004, Bộ Thương mại cũ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) làm nhà môi giới giao dịch cà phê giữa các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam với sàn giao dịch LIFFE.

 

Ngoài LIFFE, hiện nay các doanh nghiệp cà phê Việt Nam còn được tham gia sàn giao dịch Chicago và sàn giao dịch New York của Mỹ.

Tuy nhiên theo khảo sát của Sở Thương mại – Du lịch Dak Lak công bố hồi tháng 8 năm ngoái, chín trong số 20 doanh nghiệp cà phê ở Dak Lak có tham gia giao dịch bị thua lỗ  31 tỉ đồng do thiếu kinh nghiệm giao dịch quốc tế. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp cà phê vừa tham gia giao dịch, vừa tự tổ chức làm đầu mối trung gian cho nông dân, đại lý cùng tham gia giao dịch để hưởng lệ phí.

Đây là cơ sở để cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu các nhà môi giới giao dịch, cụ thể ở đây là các ngân hàng thương mại đã được cấp phép, chỉ cho các doanh nghiệp tham gia giao dịch cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế với điều kiện là phải có hàng thật và nhà môi giới phải có trách nhiệm kiểm tra.

HỒNG VĂN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới