Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cần 327 triệu liều vắc xin cúm gia cầm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cần 327 triệu liều vắc xin cúm gia cầm

Thùy Dung

Cần 327 triệu liều vắc xin cúm gia cầm
Vắc xin đang là rào cản trong việc phòng chống cúm gia cầm tại các địa phương – Ảnh: Thùy Dung

(TBKTSG Online) – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa đề xuất nhập 50 triệu liều vắc xin phòng cúm đợt 1 với trị giá 13 tỉ đồng nhằm khống chế dịch bệnh.

Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, nhu cầu vắc xin H5N1 chủng Re 5 cần sử dụng trong năm 2012 là 327 triệu liều.

Tuy nhiên, do chủng virus cúm gia cầm ở các tỉnh phía Bắc có sự biến đổi nên vắc xin Re 5 có mức độ bảo hộ không cao như trước nữa. Trong khi đó, các tỉnh phía Nam, virus cúm gia cầm chưa có sự biến đổi nên vẫn sử dụng được loại vắc xin  Re 5 nhập từ Trung Quốc này.

Để có vắc xin tiêm phòng cho các tỉnh phía Nam và bao vây ổ dịch phía Bắc, Bộ vừa đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí để mua 100 triệu liều vắc xin H5N1 chủng Re 5.

Tuy nhiên, trước mắt, Cục Thú y chỉ xin nhập 50 triệu liều để tiêm phòng đợt 1 năm 2012 với tổng giá trị 13 tỉ đồng.

Tính tới ngày 17-2, cả nước đã có 11 tỉnh thành có dịch cúm gia cầm gồm Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Nam, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Hải Dương, Kiên Giang, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Tĩnh và Quảng Nam, trong đó, Quảng Nam là tỉnh mới phát hiện dịch cúm gia cầm gần đây nhất.

Hiện nay, thiếu vắc xin đang là một rào cản lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương.

Ông Nguyễn Đình Xứng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, theo khuyến cáo của Bộ NN&PTNT, hiệu quả của vắc xin Re 5 không cao nên hai năm vừa rồi tỉnh không tiêm vắc xin cho đàn gia cầm. “Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc bùng phát dịch bệnh trên địa bàn Tỉnh”, ông Xứng nói.

Tuy nhiên, theo ông Xứng, thời tiết năm nay diễn biến thất thường và lạnh kéo dài cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới bùng phát dịch bệnh này.

Hiện tổng số gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 17,5 triệu con, đã tiến hành tiêu hủy khoảng 4.000 con.

Ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam, cho hay, tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, hiện cán bộ chuyên môn của tỉnh vẫn chưa xác định được độc lực của chủng virus H5N1 có cao hơn hay không, nhưng gia cầm nhiễm bệnh có biểu hiện chết nhanh hơn so với mọi năm.

“Trước đây còn có vắc xin phòng chống dịch, nhưng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, chủng virus ở miền Trung và miền Bắc đã biến đổi nên phải dừng tiêm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho biện pháp phòng dịch gặp nhiều khó khăn hơn trước”, ông Muộn nói.

Hiện nay toàn tỉnh Quảng Nam có hơn 4,5 triệu con gia cầm, đã tiêu hủy 1.000 con, chủ yếu là vịt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới