Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cân nhắc khi đánh giá đạo đức của nhà giáo

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cân nhắc khi đánh giá đạo đức của nhà giáo

Lê Quang Vũ

(TBKTSG) – Việc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ra quyết định buộc thôi việc thầy giáo Võ Hải Bình, trường THPT Lê Quý Đôn, vì có hành vi phạt học trò thụt dầu 100 cái làm cho một học sinh phải nhập viện khiến nhiều người rất quan tâm.

Dư luận có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng đa số, thông qua báo chí, đều không đồng tình với quyết định này. Bởi lẽ việc làm của thầy Bình là xuất phát từ cái tâm của một nhà giáo, muốn cho các em phải tuyệt đối trật tự trong giờ học và tập trung nghe lời thầy giảng.

Việc một học sinh phải vào bệnh viện là hoàn toàn ngoài ý muốn của thầy. Có thể thầy cũng không lường trước rằng, thể lực của học sinh bị phạt “kém” đến vậy. Quyết định buộc thôi việc thầy Bình trong trường hợp này có quá nặng hay không?

Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều, vì trong vài năm gần đây, số vụ sai phạm của nhà giáo trong giảng dạy là không ít, nhưng mức xử phạt chưa tương xứng. Chẳng hạn như vụ 600 bài thi tốt nghiệp tại một hội đồng thi ở Tiền Giang giống y chang nhau, vậy mà những người có trách nhiệm cũng chỉ bị xử lý ở mức cảnh cáo.

Hoặc như vụ hiệu trưởng, hiệu phó của một trường THPT ở huyện Châu Thành, cũng thuộc Tiền Giang, tự ý nâng điểm học sinh nhưng các vị này cũng chỉ bị xử lý bằng cách chuyển nơi công tác. Ngoài ra, đây đó vẫn có những vụ sai phạm của giáo viên như cố ý làm lộ đề thi, bán đề, bán điểm… nhưng mức độ xử lý không tương xứng.

So sánh như trên mới thấy được “bản án” mà thầy Bình phải chấp nhận là quá nặng. Theo tôi, đạo đức của một nhà giáo không thể đánh giá trong một ngày, một bữa và cần cân nhắc sao để việc xử lý sai phạm thật có tình, có lý.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới