Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cảnh báo nguy cơ xuất hiện cúm gia cầm vào dịp Tết

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cảnh báo nguy cơ xuất hiện cúm gia cầm vào dịp Tết

Ngọc Hùng

Cảnh báo nguy cơ xuất hiện cúm gia cầm vào dịp Tết
Chợ gia cầm ở Trung Quốc, nguồn lây lan dịch bệnh. Ảnh: Xinhuanet.

(TBKTSG Online) – Trung Quốc và Campuchia, hai nước giáp Việt Nam đang có dịch cúm gia cầm, còn trong nước trước và sau Tết Nguyên đán điều kiện thời tiết giá lạnh, độ ẩm cao nên nguy cơ xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm và chủng những cúm gia cầm độc lực cao có thể xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới. 

Ngày 5-2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công điện khẩn số 1263/CĐ-BNN-TY về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm, ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

Điều đáng nói là thời điểm này của năm ngoái, dịch cúm gia cầm cũng bùng phát ở Trung Quốc, buộc Bộ NN&PTNT cũng có công điện gửi các tỉnh thành cảnh báo nguy cơ dịch xuất hiện ở Việt Nam theo nguồn gia cầm nhập lậu. Điểm chung của cả hai lần này là ở Trung Quốc đang vào mùa đông.

Bộ NN&PTNT dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, ngày 12-1, Trung Quốc tiếp tục ghi nhận 1 trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 tại Tân Cương, nâng tổng số người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 lên 1.624 người, trong đó có 621 ca tử vong.

Theo thông báo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), kết quả giám sát trong tháng 1-2018 do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố, có 36 mẫu gia cầm và môi trường dương tính với vi rút cúm gia cầm (CGC) A/H7N9; chính quyền nhiều tỉnh của Trung Quốc đã áp dụng biện pháp đóng cửa chợ gia cầm sống từ 2-3 tuần để hạn chế vi rút lây lan.

Vì thế, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cũng có thông báo rằng, trong tháng 1-2018 các ổ dịch CGC A/H5N2, A/H5N6, A/H5N8 đã phát sinh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là cúm A/H5N1 tại Campuchia và cúm A/H5N6 tại Trung Quốc.

Tại Việt Nam, vi rút CGC A/H5N1, A/H5N6 vẫn tồn tại và lưu hành trên đàn gia cầm và trong môi trường (năm 2017 có khoảng 1,75% mẫu xét nghiệm dương tính với cúm A/H5N1 và 0,91% mẫu dương tính với cúm A/H5N6).

Theo Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán, điều kiện thời tiết giá lạnh, độ ẩm cao, các hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm tăng cao; do vậy nguy cơ tiếp tục xuất hiện các ổ dịch CGC trong nước và khả năng vi rút cúm A/H7N9 cũng như các chủng vi rút cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8 chưa có ở Việt Nam) xâm nhiễm vào trong nước là rất cao, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Nhằm hạn chế các ổ dịch CGC phát sinh, ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác vào Việt Nam, làm lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, Bộ NN&PTNT đã có công điện khẩn 1263 để gửi các tỉnh thành triển khai các biện pháp phòng chống cúm gia cầm.

Theo đó, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

Bộ cũng khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ để sử dụng làm thực phẩm, không ăn tiết canh gia cầm, chỉ sử dụng sản phẩm gia cầm đã qua chế biến kỹ.

Mời xem thêm

Tạm ngưng nhập khẩu gia cầm từ Mỹ do cúm gia cầm

Bộ NN&PTNT cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới