Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Cầu tăng kích thích nhập khẩu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Cầu tăng kích thích nhập khẩu

Bùi Trinh

(TBKTSG) – Về mặt chính thức, cơ quan thống kê Việt Nam tính toán chỉ tiêu GDP từ phía cung, tức là GDP bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành trong nền kinh tế cộng với thuế nhập khẩu. GDP từ phía cầu được ước lượng để cân đối nguồn và sử dụng GDP.

Năm 2010 tăng trưởng GDP của Việt Nam theo công bố của cơ quan thống kê là 6,78%. Trong khi đó, về phía cầu, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,7% (trong khi năm 2009 chỉ tăng 4,2%), tích lũy tài sản tăng 10,4% (2009 tăng 4,3%), xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng tăng khá cao 14,6% (năm trước tăng 11,1%). Vì sao các nhân tố của nhu cầu cuối cùng đều tăng cao, nhưng GDP tính toán từ phía cung chỉ tăng 6,78%?

Thông thường khi cầu cuối cùng tăng sẽ kích thích tổng cung, trong trường hợp năm 2010, khi các nhân tố của tổng cầu tăng không làm sản xuất trong nước tăng tương ứng mà lại kích thích nhập khẩu, khiến nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng gần 14% và khiến nhập siêu tăng trên 10% so với năm 2009.

Điều này cho thấy khi sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu cuối cùng thì việc gia tăng tổng cầu chỉ làm tăng giá mà thôi.

Ngoài ra, do sản xuất của Việt Nam không mạnh, mà cơ bản là gia công, nên nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cuối cùng là đương nhiên. Nếu tính theo giá so sánh, tình hình nhập siêu được biểu diễn bởi biểu đồ 1 bên dưới.

Hơn nữa việc gia tăng tiêu dùng cuối cùng nhưng do sản xuất yếu kém cũng dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế giảm. Tiết kiệm là nguồn cơ bản để tái đầu tư, thế nhưng tỷ lệ tiết kiệm trên GDP ngày càng giảm dần, năm 2000 con số này là trên 37% GDP, đến năm 2010 chỉ còn hơn 28% GDP.

Trong khi đó, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, năm 2010 là hơn 41%. Điều này cho thấy để phát triển bền vững cần để ý đến chỉ tiêu này.

Nếu xét về tính lan tỏa của các nhân tố trong tổng cầu đến nhập khẩu có thể thấy trong giai đoạn hiện nay (2007-2011) thì đầu tư lan tỏa đến nhập khẩu mạnh nhất (1,69), sau đó xuất khẩu (1,50) và tiêu dùng lan tỏa đến nhập khẩu ít nhất (1,26).

Chỉ số lan tỏa về nhập khẩu tăng lên rõ rệt từ năm 2000 đến nay. Nếu năm 2000 xuất khẩu lan tỏa đến nhập khẩu chỉ là 1,25 thì đến năm 2007 chỉ số này tăng hơn 17%(*).

Một điểm nữa cần lưu ý là hầu hết nhóm ngành công nghiệp có chỉ số lan tỏa nhập khẩu mạnh. Phải chăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đã góp phần gây ra tình trạng nhập siêu? Chỉ số lan tỏa đến nhập khẩu của các nhân tố trong tổng cầu cuối cùng từ năm 1989-2007 được chỉ ra ở biểu đồ 2 bên dưới.

_____________________________________________________________________

(*) Tính toán này dựa vào bảng vào – ra 2000 và 2007 do Tổng cục Thống kê công bố

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới