Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chậm di dời cơ sở ô nhiễm: ai chịu trách nhiệm?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chậm di dời cơ sở ô nhiễm: ai chịu trách nhiệm?

Văn Nam

Chậm di dời cơ sở ô nhiễm: ai chịu trách nhiệm?
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm

(TBKTSG Online) – Câu chuyện di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường từ nội thành ra ngoại thành tại TPHCM đã được đề cập nhiều năm qua nhưng thực hiện rất chậm nên tại kỳ họp HĐND thành phố lần này có đại biểu cho rằng vấn đề này cần được mổ xẻ, truy rõ trách nhiệm.

Trước phiên thảo luận tại hội trường kỳ họp HĐND thành phố sáng nay 29-7, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, do yêu cầu bức xúc của cử tri nên trong phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND lần này, các đại biểu sẽ tiến hành chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố về xét xử án dân sự chậm và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm của các cơ sở sản xuất nằm xen cài trong khu dân cư gây ô nhiễm, có nguy cơ cháy nổ cao.

Dự kiến phiên chất vấn tại hội trường đối với các sở ngành liên quan hai vấn đề trên sẽ diễn ra vào sáng mai (30-7) và được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Tại buổi thảo luận tổ chiều qua, đại biểu Lâm Đình Chiến nói rằng việc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã được đặt ra kỳ họp HĐND thành phố lần trước và sau đó kiểm điểm lại đã thấy chậm, sang kỳ họp này cũng nói chậm nữa là không hợp lý.

"UBND thành phố cần làm rõ trách nhiệm chậm thuộc về ai, hướng xử lý sắp tới thế nào để người dân giám sát, chứ  nói chung chung di dời cơ sở gây ô nhiễm chậm thì chỉ có trời biết, không biết đường nào mà giám sát và nói kiểu này thì nhiệm kỳ tới chắc cũng còn chậm nữa, kỷ cương nhà nước không nghiêm bởi chúng ta nói nhiều quá mà không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn, nói xử nhưng không xử ai nên huề cả làng", đại biểu Chiến nói.

Nhiều cơ sở sản xuất tại TPHCM nằm trong danh sách buộc phải di dời do gây ô nhiễm môi trường nhưng hơn 10 năm qua vẫn còn chây ì nên mới đây UBND thành phố đã tính đến những giải pháp mạnh tay hơn như cắt điện, cắt nước, cưỡng chế thu hồi đất, ngưng hoạt động sản xuất.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết tính đến 31-1-2015, trên địa bàn thành phố có 698 cơ sở sản xuất phải di dời do gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cũng nêu một số doanh nghiệp sản xuất nằm trong danh sách di dời do gây ô nhiễm nhưng còn tồn tại cho đến nay gồm Công ty TNHH Nước mắm Việt Hương Hải, Công ty TNHH MTV Dệt Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Petrolimex, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bình Triệu, Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định – Phong Phú, và Công ty TNHH Sản xuất Giấy Bao bì Thăng Long.

Xem thêm:

>> TPHCM sẽ mạnh tay với công ty gây ô nhiễm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới