Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chậm xã hội hóa dịch vụ công, khó duy trì quỹ lương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chậm xã hội hóa dịch vụ công, khó duy trì quỹ lương

Ban Mai

Chậm xã hội hóa dịch vụ công, khó duy trì quỹ lương
Việc các đơn vị sự nghiệp tiếp tục tăng không những tạo khó khăn cho nhà nước trong việc duy trì quỹ lương cho các lao động mà còn gây ảnh hướng đến các khoản chi phúc lợi xã hội. Ảnh: V.H

(TBTKSG Online) – Chính phủ đã có chủ trương tăng cường phân cấp, thực hiện trao quyền tự chủ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhằm xã hội hóa các dịch vụ công, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến như mong đợi.

Cụ thể, chủ trương này đã được Chính phủ cụ thể hóa thông qua Nghị quyết số 40 (40/NQ-CP) ban hành ngày 9-8-2012.  Nghị quyết này ra đời nhằm thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”.

Cụ thể, Nhà nước sẽ thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường đại học, bệnh viện và một số cơ sở dạy nghề từ sau năm 2015…).

Chủ trương này được đổi mới theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội. Đơn vị hành chính sự nghiệp cũng được quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn chậm trễ trong việc thực hiện Nghị quyết 40 của Chính phủ. Theo kế hoạch, từ quí 4-2012 đến quí 3-2013, các bộ, ngành phải hoàn thành 35 đề án văn bản, song theo Bộ Tài chính, cho đến đầu tháng 7, chỉ có Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế trình được 4 đề án và chỉ đạt 11,4% so với yêu cầu tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo nghị quyết trên.

Số liệu cập nhật của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, việc chuyển đổi và tư nhân hóa các dịch vụ công của các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng không được cải thiện nhiều. Trong giai đoạn 2007-2012, các đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn tăng về số lượng và lao động.

Theo số liệu thống kê mới nhất về cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2012 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính đến tháng 7-2012, cả nước có tới 146.881 cơ sở hành chính sự nghiệp, tiếp tục tăng 5,9% so với năm 2007. Số lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện khoảng 3.411.970 lao động, tăng 20,6% so với năm 2007, chiếm đến 15,2% trong tổng cơ cấu lao động cả nước.

So với năm 2007, số lượng các cơ sở y tế thuộc loại hình sự nghiệp tăng 14%, từ 11.900 lên đến 13.700 đơn vị trong năm 2013. Tương tự, các cơ sở giáo dục thuộc khu vực sự nghiệp tăng từ 42.200 đơn vị vào năm 2007 lên 45.200, tăng 7%.

Việc các đơn vị sự nghiệp tăng không những tạo khó khăn cho nhà nước trong việc duy trì quỹ lương mà còn là nguy cơ ảnh hướng đến các khoản chi phúc lợi xã hội. Ở lĩnh vực y tế chẳng hạn, theo phân tích của các chuyên gia, nếu không sớm xã hội hóa, cổ phần hóa các cở sở y tế, nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội là điều có thề xảy ra.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, mức giá viện phí mới vừa được tăng theo lộ trình sẽ đẩy mức chi của quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) mỗi năm tăng thêm 12.000-15.000 tỉ đồng. Thống kê của cơ quan này cũng cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2010, quỹ BHYT bội chi luỹ kế hơn 3.000 tỉ đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới