Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chất lượng hàng hóa xô ngã hiềm khích

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chất lượng hàng hóa xô ngã hiềm khích

Thái Hà

(TBKTSG Online) – Thái độ của người Trung Quốc đối với các công ty Nhật Bản đã thay đổi đáng kể vì họ không cưỡng lại sức hút của hàng hóa Nhật Bản.

Chất lượng hàng hóa xô ngã hiềm khích
Một cửa hàng của chuỗi bán lẻ Muji tại Trung Quốc. Ảnh: asia.nikkei.com

Trước đây, dân mạng Trung Quốc thường dựa trên cái gọi là "bảo vệ hàng nội địa" để công kích các công ty Nhật Bản. Gần đây, lời bình luận của họ trên các mạng xã hội đã có sự bình tĩnh, có cơ sở thực tế và có sự phân tích công bằng hơn khi so sánh giữa các công ty ở hai nước, theo cuộc nghiên cứu của công ty Kantar Media. Sự thay đổi này bắt nguồn từ việc người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng thân thuộc với hàng hóa và dịch vụ Nhật Bản thông qua du lịch đến Nhật Bản và mua hàng trực trực tuyến.

Cuối tháng 1-2018, chính quyền Trung Quốc chỉ thị cho công ty Nhật Bản Ryohin Keikaku nắm chuỗi bán lẻ Muji phải tiêu hủy bộ catalog giới thiệu hàng hóa. Lý do là bản đồ giới thiệu các cửa hàng bán lẻ của Muji tại Trung Quốc không có quần đảo Diaoyu trên đó. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền ở quần đảo mà phía Trung Quốc gọi là Diaoyu còn phía Nhật Bản gọi là Senkaku.

Sau khi Chính phủ Nhật Bản phản đối yêu cầu của phía Bắc Kinh đối với công ty Ryohin Keikaku, cộng đồng mạng Trung Quốc đưa các bình luận chỉ trích Chính phủ Nhật Bản. Nhưng với công ty Ryohin Keikaku thì các bình luận hầu hết mang sự thông cảm. Công ty này cho biết không có biểu tình phản đối ở các cửa hàng cũng như có các hiệu ứng xấu trong việc bán hàng.

Các lời phân tích trên mạng xã hội chỉ ra càng nhiều người Trung Quốc gần đây xem hàng hóa Nhật Bản an toàn cà tin cậy, ít người xem thường chất lượng và kêu gọi tẩy chay.

Trend Express, công ty nghiên cứu và tư vấn ở Tokyo đã thực hiện cuộc khảo sát các bình luận về sản phẩm Nhật Bản trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc và phân loại các bình ra làm ba loại: tích cực, trung hòa và tiêu cực. Kết quả năm 2017, 8,7% bình luận về xe hơi Nhật Bản là tích cực, 2,4% là tiêu cực. Năm 2012, có đến 30,2% là tiêu cực. Bình luận về các mặt hàng gia dụng, mỹ phẩm, bà mẹ trẻ em… còn tích cực hơn.

Dân mạng Trung Quốc gần đây không “vâng lời” truyền thông nhà nước công kích các công ty Nhật Bản nữa. Khi các công ty Nissan Motor và Kobe Steel gặp vấn đề, truyền thông Trung Quốc nhận định Nhật Bản mất năng lực chế tạo, nhưng dân mạng đưa nhiều bình luận kiểu “chất lượng hàng Trung Quốc còn đáng ngại hơn nhiều”.

Hàng hóa Nhật Bản đặc biệt có tiếng là an toàn tại Trung Quốc, vì thế bất kỳ điều gì làm xói mòn sự tin tưởng của người tiêu dùng sẽ là tổn hại lớn cho công ty. Một blogger nổi tiếng trên mạng Sina Weibo, chuyên giới thiệu thông tin và hàng hóa Nhật Bản đến hơn 1,5 triệu người theo dõi cô, nói rằng người tiêu dùng không bị lôi kéo bởi những bê bối của công ty không liên quan đến cuộc sống của họ. Nhưng, cô cảnh báo, nếu sản phẩm không còn sự an toàn nữa, thì đó sẽ là thảm hỏa với công ty.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Nhật Bản, sau Mỹ, trên Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Thái Lan. Năm 2017, lượng hàng hóa Nhật Bản xuất sang Trung Quốc có giá trị 132,8 tỉ đô la, chiếm 19% tổng lượng xuất khẩu. Mức sống ngày càng tăng khiến dân Trung Quốc tìm đến hàng hóa Nhật Bản nhiều hơn.

(Theo Nikkei Asian Review)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới