Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chất lượng tài sản ngân hàng Việt Nam xấu đi vì Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chất lượng tài sản ngân hàng Việt Nam xấu đi vì Covid-19

Trang Nguyễn

(TBKTSG Online) – Nhiều ngân hàng tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro gia tăng lên chất lượng tài sản do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Trong đó việc nợ xấu tăng cao trong các ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như sản xuất và thương mại là một nguy cơ.

Trong một báo cáo về ngân hàng mới phát hành ra ngày 2-3, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho rằng, chất lượng tài sản trong các ngân hàng tại Việt Nam sẽ gặp rủi ro vì chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, nợ xấu trong khu vực sản xuất-kinh doanh, thương mại và một số lĩnh vực khác theo đó sẽ tăng lên, bởi Việt Nam đang là nước phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chất lượng tài sản ngân hàng Việt Nam xấu đi vì Covid-19
Nếu dịch bệnh còn kéo dài, nợ xấu trong khu vực sản xuất – kinh doanh sẽ tăng lên. Ảnh minh họa: IFC

Ngân hàng Standard Chartered mới đây đã đưa ra các đánh giá tác động giai đoạn đầu của dịch Covid-19 đối với các nền kinh tế ở châu Á. Trong đó, các tác động chính bao gồm ảnh hưởng trực tiếp các nền kinh tế đang chống dịch, tiếp đó là gián đoạn chuỗi cung ứng cung cấp nguyên liệu trung gian và nguồn cầu du lịch từ Trung Quốc giảm.

Theo ngân hàng này, đối với hầu hết các nền kinh tế ở khu vực, Trung Quốc chiếm hơn 20% tổng số hàng hóa trung gian nhập khẩu sử dụng trong sản xuất. Đối với Việt Nam và Hàn Quốc, tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa trung gian từ Trung Quốc lên tới hơn 30%.

Do vậy dịch bệnh sẽ có tác động lớn nhất đến sản xuất – động lực tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam trong những năm gần đây. Tác động có thể sẽ tập trung vào quí 1 (tăng trưởng chậm lại xuống còn 4,5% so với năm trước), và chỉ có thể hồi phục trong nửa cuối năm. Dự kiến tăng trưởng sản xuất sẽ giảm xuống còn khoảng 8% trong năm nay từ mức 11,3% năm 2019, có thể lấy đi 0,4-0,6 điểm phần trăm từ tăng trưởng GDP. Đến thời điểm khu vực sản xuất-kinh doanh, du lịch, hàng không, bán lẻ, cùng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, khả năng đáo hạn các khoản vay từ giai đoạn trước sẽ gặp khó khăn.

Vào ngày 24-2, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23-1 đến ngày 31-3.

Đây có thể coi là một biện pháp của NHNN nhằm giảm sự gia tăng của các khoản nợ xấu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh còn kéo dài, biện pháp này có thể trì hoãn việc ghi nhận nợ xấu tại nhiều ngân hàng, kéo theo đó là rủi ro làm suy giảm chất lượng tài sản của những ngân hàng này.

Theo Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, chỉ một số ít các ngân hàng có khả năng chống sốc trong ngắn hạn, dựa trên tỷ lệ nợ xấu và khả năng dự phòng rủi ro nợ xấu, như Vietcombank, ACB, MBBank và VPBank.

Trong đó, Vietcombank và ACB được đánh giá có tài sản chất lượng tốt và tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu tốt (là tỷ lệ cho phép ngân hàng thẩm thấu cú sốc khi nợ xấu tăng 100%), có khả năng duy trình tăng trưởng lợi nhuận tốt trong năm 2020 (20-26%) và ROE (21-23%).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới