Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Châu Âu lo ngại công nghệ Trung Quốc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Châu Âu lo ngại công nghệ Trung Quốc

Thanh Tuyền

Châu Âu lo ngại công nghệ Trung Quốc. Ảnh: AP

(TBKTSG Online) – Liên minh châu Âu (EU) đứng trước áp lực phải kiềm chế sự tăng trưởng nhanh chóng của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đang nắm giữ thị phần lớn tại châu Âu với hàng hoá được cho là hưởng trợ cấp không công bằng từ Bắc Kinh.

Liên đoàn lao động châu Âu nói 2 công ty sản xuất hàng loạt thiết bị viễn thông của Trung Quốc là Huawei và ZTE cạnh tranh giá thông qua việc giảm thuế của chính phủ, các khoản tài trợ nghiên cứu và cho vay giá rẻ của ngân hàng nhà nước.

Các cáo buộc thể hiện thái độ lo lắng của châu Âu về sự phát triển của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp từ thép, công nghệ năng lượng xanh đến các thiết bị viễn thông tinh vi. Trung Quốc kiên quyết bác bỏ cáo buộc trợ giá không công bằng cho các ngành công nghiệp và cho rằng những lời cáo buộc của châu Âu là vỏ bọc cho chủ nghĩa bảo hộ.

Sự chi phối trong xuất khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong các cuộc họp bắt đầu vào ngày 6-10 tại Brussels (Bỉ) giữa EU và các quan chức cũng như lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia thương mại cho rằng sẽ không có nhiều chuyển động từ cả hai phía.

Bắc Kinh dự kiến sẽ chống lại những nỗ lực ngăn cản sự phát triển của các công ty Trung Quốc tại EU, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Ông Duncan Freeman, chuyên gia của Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại, cho rằng sự bảo hộ được gắn vào nền kinh tế Trung Quốc và nó có tác dụng trong 20 – 30 năm, Trung Quốc sẽ không thay đổi chỉ vì yêu cầu của EU.

Trong khi đó, các công ty thiết bị viễn thông hàng đầu của châu Âu dự định sẽ công khai đối đầu với Trung Quốc.

Tháng 9-2010, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết sẽ xem xét việc đánh thuế nhập khẩu vào các modem không dây từ Trung Quốc bị cáo buộc được trợ giá. Đây là hành động của EC nhằm phản hồi khiếu nại của công ty Option SA (Bỉ) rằng thị phần của công ty này tại châu Âu đã giảm xuống còn 5% trong năm 2009 từ mức 70% trong năm 2006 khi đối mặt với cạnh tranh từ Huawei và ZTE.

Option SA khiếu nại Huawei và ZTE được chính phủ Trung Quốc giảm thuế và tài trợ nghiên cứu. Các công ty cũng nhận được tín dụng giá rẻ từ 2 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc là Ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Đơn khiếu nại cho biết các giao dịch tài chính khác được cung cấp với các điều kiện thuận lợi, bao gồm cả thời hạn thanh toán lãi. Những điều kiện thuận lợi trên cho phép các công ty Trung Quốc bán modem không dây tại châu Âu với giá chỉ 20 euro/sản phẩm (tương đương 27 đô la Mỹ). Trong khi đó, Option SA phải tính giá hơn gấp đôi để có lợi nhuận từ 10-15%.

Tuy nhiên, công ty Huawei cho rằng họ đánh bại Option bằng cách dự đoán trước nhu cầu với các modem và cung cấp dịch vụ tốt hơn đến các công ty viễn thông lớn.

Liên đoàn lao động châu Âu cũng lo lắng về thị phần của 2 công ty Trung Quốc trong thị trường lớn hơn là cơ sở hạ tầng mạng. Ba công ty lớn của châu Âu là Telefon AB LM Ericsson, Nokia Siemens Networks và Alcatel-Lucent đang thua Huawei và ZTE trong các hợp đồng cung cấp thiết bị cho các công ty viễn thông châu Âu. Theo các số liệu, thị phần của Trung Quốc trên thị truờng cơ sở hạ tầng mạng tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi đã tăng tới 31% trong năm 2010 từ 12% trong năm 2008.

Liên đoàn cũng yêu cầu EU thúc đẩy các công ty viễn thông tính toán cho quyền lợi của người lao động và môi trường thực tế khi mua thiết bị. Họ cho rằng EU nên xem xét những mối đe dọa an ninh khi cho phép sự thâm nhập sâu hơn của các công ty Trung Quốc vào thị trường thiết bị mạng.

Các ủy viên văn phòng thương mại EU cho biết đã nhiều lần thảo luận các vấn đề viễn thông với chính phủ Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc phản ứng cách giận dữ với điều tra chống bán phá giá của EU theo khiếu nại của Option và cho rằng động thái bảo hộ phản tác dụng với sự phục hồi kinh tế của EU và tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Trong khi Huawei và ZTE đã xâm nhập sâu vào thị trường châu Âu thì thị trường Mỹ vẫn đóng cửa, lý do là vì một đạo luật của Mỹ cho phép chính phủ ngăn chặn đầu tư nước ngoài khi lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

(Theo WSJ)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới