Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chi phí logistics là điểm nghẽn trong lưu thông hàng hóa

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chi phí logistics là điểm nghẽn trong lưu thông hàng hóa

Vũ Dung

(TBKTSG Online) – Logistics được coi là giải pháp nhằm tăng cường liên kết và giảm sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng kinh tế. Để làm được điều này, đầu tư vào cơ sở hạ tầng “động" và “tĩnh" là giải pháp quan trọng.

Chi phí logistics là điểm nghẽn trong lưu thông hàng hóa
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn – Ảnh: TD

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018: Kết nối các vùng tăng trưởng kinh tế diễn ra ngày 7-12 tại Quảng Ninh cho hay, logistics đang trở thành ngành kinh tế thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, các cấp và cơ quan quản lý nhà nước.

Theo ông Đào Trọng Khoa, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics so với GDP tương đương 16-17%; đóng góp của ngành này trong GDP khoảng 4-5%.

Song, con số mà ngành logistics đạt được còn rất khiêm tốn. Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, chi phí cho ngành này còn cao, trong khi tỉ lệ đóng góp của ngành trong GDP còn khá thấp.

Thực tế, chi phí logistics đang là điểm nghẽn trong lưu thông hàng hóa, tăng chi phí sản phẩm khiến hàng hóa xuất khẩu kém cạnh tranh hơn so với các nước. Bên cạnh đó, logistics không hiệu quả sẽ làm giảm khả năng kết nối, tăng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng trong cả nước.

Theo báo cáo của World Bank về chỉ số hoạt động logistics công bố tháng 7-2018, Việt Nam đứng thứ 39 trong 160 quốc gia tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016, đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN.

Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Cao Quốc Hùng cho biết hiện nay cả nước có khoảng 3.000 doanh nghiệp dịch vụ logisitics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, tới 90% doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dưới 10 tỉ đồng, 5% có mức vốn từ 10 đến 20 tỉ đồng, còn lại 5% có vốn từ 20 tỉ đồng trở lên.

Doanh nghiệp thì nhỏ, hạ tầng thì yếu kém. Cơ sở hạ tầng này bao gồm cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông và hạ tầng về công nghệ thông tin. “Điều này (cơ sở hạ tầng) sẽ gây khó khăn trong việc đẩy mạnh kết nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước tại Việt Nam”, ông Cao Quốc Hùng nói.

Đưa ra giải pháp kết nối các vùng kinh tế thông qua logistics, theo ông Hải, việc quan trọng là phải phát triển hạ tầng logistics, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Hiện Việt Nam đã đầu tư khá lớn về hạ tầng, đặc biệt là khu vực Đông Bắc. Tuy nhiên, ông Hải cho hay, điểm yếu của hạ tầng là sự kết nối giữa các phương tiện vận tải. “Chúng ta có mạng lưới đường sắt khá thuận lợi nhưng phương tiện này vẫn chưa hỗ trợ các phương tiện khác như đường bộ, đường thủy”, ông Hải lấy ví dụ.

Bên cạnh hạ tầng động, vị Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu cũng nói, phải phát triển hạ tầng tĩnh là các hạ tầng trung tâm dịch vụ logistics, bởi đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn cho doanh nghiệp.

Muốn vậy, ông Hải nói việc xây dựng quy hoạch cho trung tâm logistics ở cấp quốc gia và vùng là cần thiết. Thêm nữa, trung tâm này cần được kết nối với nhiều tỉnh thành, phục vụ các tuyến thương mại cho cả vùng.

Muốn kết nối, theo ông Hải, việc xây dựng quy hoạch cho trung tâm logistics ở cấp quốc gia và vùng là cần thiết. Thêm nữa, trung tâm này cần được kết nối với nhiều tỉnh thành, phục vụ các tuyến thương mại cho cả vùng.

Mời đọc thêm:

Phế liệu và logistics

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới