Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chỉ số PMI tháng 12 tăng trưởng trở lại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chỉ số PMI tháng 12 tăng trưởng trở lại

T.Thu

Chỉ số PMI tháng 12 tăng trưởng trở lại
Tại một doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu – Hình minh họa: TL TBKTSG

(TBKTSG Online) – Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng trở lại vào tháng cuối cùng của năm 2015 với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng, theo báo cáo về chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Nikkei được công bố hôm nay, 4-1-2016.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp về tình trạng ngành sản xuất – trong tháng 12-2015 đã tăng trở lại vượt qua mức trung bình 50 điểm lên mức 51,3 điểm, tăng từ mức 49,4 điểm của tháng 11-2015. Tuy nhiên, mức độ cải thiện các điều kiện kinh doanh nhìn chung còn khá khiêm tốn.

Theo báo cáo, lĩnh vực sản xuất tăng trưởng trở lại là nhờ số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 12-2015 tăng lần đầu tiên trong bốn tháng qua, khi nhu cầu khách hàng được cải thiện. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trở lại vào tháng cuối năm 2015, với mức tăng mạnh đầu tiên kể từ tháng 5-2015. Các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy nhu cầu khách hàng mạnh hơn ở các thị trường quốc tế đã giúp tăng số lượng đơn đặt hàng mới.

Theo đó, sản xuất trong tháng 12-2015 tăng, trong đó, sản lượng tăng chủ yếu ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản và trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng.

Việc làm cũng tăng trở lại vào tháng cuối của năm. Số lượng nhân sự đã tăng lần thứ tám trong chín tháng qua, mặc dù có mức tăng nhẹ.

Giá dầu giảm khiến chi phí đầu vào tiếp tục giảm, theo đó giá cả sản phẩm đầu ra của các nhà sản xuất cũng giảm mạnh. Cụ thể, giá cả đầu vào tiếp tục giảm trong tháng 12, và các công ty cho rằng nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu giảm. Chi phí đầu vào đã giảm trong suốt sáu tháng qua, và các nhà sản xuất cũng đã giảm giá bán hàng tương ứng. Giá cả đầu ra đã giảm trong các tháng kể từ tháng 10-2014.

Các nhà sản xuất Việt Nam đã tăng mua hàng hóa đầu vào lần đầu tiên trong bốn tháng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên. Điều này dẫn đến tăng nhẹ tồn kho hàng mua sau khi giảm trong tháng 11. Trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm hầu như không thay đổi trong tháng.

Xem thêm:

PMI tháng 11: số lượng đơn đặt hàng tiếp tục giảm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới