Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Chính phủ yêu cầu có chính sách sau bài viết ĐBSCL đối mặt kém phát triển vì ‘gánh’ sứ mệnh an ninh lương thực

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chính phủ yêu cầu có chính sách sau bài viết ĐBSCL đối mặt kém phát triển vì ‘gánh’ sứ mệnh an ninh lương thực

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Liên quan đến thông tin khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt nguy cơ chậm phát triển do phải “gánh” sứ mệnh an ninh lương thực được đăng tải trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có yêu cầu các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và có chính sách phủ hợp giúp khu vực này phát triển bền vững.

‘Gánh’ sứ mệnh an ninh lương thực, ĐBSCL đối mặt nguy cơ chậm phát triển

Chính phủ yêu cầu có chính sách sau bài viết ĐBSCL đối mặt kém phát triển vì 'gánh' sứ mệnh an ninh lương thực
Chính phủ yêu cầu có chính sách phù hợp sau bài viết "gánh" sứ mệnh an ninh lương thực, ĐBSCL đối mặt nguy cơ chậm phát triển. Ảnh: Trung Chánh

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 10632/VPCP-NN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý thông tin sau khi TBKTSG Online đăng tải bài viết “‘Gánh’ sứ mệnh an ninh lương thực, ĐBSCL đối mặt nguy cơ chậm phát triển”.

Theo đó, tại văn bản nêu trên, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, có chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển bền vững ĐBSCL.

Như TBKTSG Online đã thông tin, báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đã chỉ ra rằng, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vùng ĐBSCL thấp hơn so với TPHCM và cả Đông Nam bộ là do khu vực này được giao "gánh" sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước.

Theo đó, một vấn đề được rút ra từ báo cáo nghiên cứu, đó là vai trò kinh tế của ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, đóng góp của ĐBSCL vào GDP trong ba thập kỷ qua đã giảm mạnh. Nếu so với TP.HCM, vào năm 1990, GDP của địa phương này chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL, thì hai thập niên sau, tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo ngược và duy trì cho đến ngày hôm nay.

Theo đó, báo cáo đã chỉ rằng, tăng trưởng GDP của ĐBSCL thấp hơn TPHCM và Đông Nam bộ là do vùng được giao “sứ mệnh” đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Do đó, phải tập trung vào nông nghiệp, sản xuất lúa gạo và kết quả là chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới